EduLife
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Về EduLife
    • Đội ngũ giáo viên
    • Tác giả Hà Trần Edulife
    • Tuyển dụng
  • ĐĂNG KÝ HỌC
    • Ôn thi VSTEP
    • Ôn thi APTIS ESOL
    • Ôn thi TIN HỌC
    • Lịch thi
    • Lịch khai giảng
  • KIẾN THỨC VSTEP
    • Kiến thức A1 – A2
    • Kiến thức B1 – B2
    • Kiến thức C1 – C2
  • KIẾN THỨC APTIS
  • LIÊN HỆ
EduLife
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Về EduLife
    • Đội ngũ giáo viên
    • Tác giả Hà Trần Edulife
    • Tuyển dụng
  • ĐĂNG KÝ HỌC
    • Ôn thi VSTEP
    • Ôn thi APTIS ESOL
    • Ôn thi TIN HỌC
    • Lịch thi
    • Lịch khai giảng
  • KIẾN THỨC VSTEP
    • Kiến thức A1 – A2
    • Kiến thức B1 – B2
    • Kiến thức C1 – C2
  • KIẾN THỨC APTIS
  • LIÊN HỆ
EduLife

EduLife > Kiến thức tiếng anh > Ngữ pháp > Liên từ là gì? Tìm hiểu đầy đủ để học tiếng Anh hiệu quả

vstep-bn

Liên từ là gì? Tìm hiểu đầy đủ để học tiếng Anh hiệu quả

Hà Trần by Hà Trần
27/05/2025
in Kiến thức tiếng anh, Ngữ pháp
Nội dung Chi tiết tổng quan
Định nghĩa (Definition) Liên từ (conjunction) nghĩa là những từ dùng để kết nối các từ, cụm từ hoặc mệnh đề trong câu giúp câu văn mạch lạc và thể hiện mối quan hệ giữa các ý tưởng.
Vị trí trong câu (Position) Tùy vào loại liên từ chúng có thể đứng giữa các từ/cụm từ/mệnh đề (liên từ kết hợp) hoặc đứng đầu mệnh đề phụ (liên từ phụ thuộc) hay phân bố ở hai phần câu (liên từ tương quan).
Chức năng (Function) – Nối các thành phần trong câu

– Thể hiện quan hệ logic giữa các ý như: nguyên nhân – kết quả, tương phản, điều kiện, thời gian…

– Tạo sự liền mạch, rõ ràng trong diễn đạt.

Cách sử dụng (Usage) – Xác định đúng loại liên từ phù hợp với ý định diễn đạt

– Đặt đúng vị trí trong câu

– Tránh lạm dụng để đảm bảo câu ngắn gọn, dễ hiểu

– Kiểm tra lại tính logic của câu sau khi thêm liên từ.

Phân loại (Types) 1. Liên từ kết hợp (Coordinating): and, but, or, so…

2. Liên từ phụ thuộc (Subordinating): because, although, if, when…

3. Liên từ tương quan (Correlative): both…and, either…or, not only…but also…

Nguyên tắc dùng dấu phẩy (Comma Rules) – Liên từ kết hợp: dùng dấu phẩy khi nối 2 mệnh đề độc lập.

Ex: She was tired, but she kept working.

– Liên từ phụ thuộc: đặt dấu phẩy khi mệnh đề phụ đứng đầu câu.

Ex: If it rains, we’ll stay home.

Ví dụ minh họa (Examples) – I like coffee and tea.

– Although it was late, he continued studying.

– Not only was she smart, but she was also kind.

Lỗi thường gặp (Common Mistakes) – Dùng sai loại liên từ

– Lặp liên từ không cần thiết

– Thiếu mệnh đề chính khi dùng liên từ phụ thuộc

– Sử dụng sai dấu câu kèm theo liên từ.

Liên từ là một phần không thể thiếu trong câu văn tiếng Anh giúp nối các ý với nhau một cách logic, trôi chảy. Muốn học tiếng Anh hiệu quả thì bạn phải biết cách sử dụng chính xác. Nếu mới bắt đầu tiếp cận thì bạn hãy cùng Edulife tìm hiểu từ A đến Z đầy đủ toàn diện.

Nội dung bài viết
  1. Liên từ trong tiếng Anh là gì?
  2. Vị trí của liên từ trong câu văn
  3. Chức năng/nhiệm vụ của liên từ trong tiếng Anh
  4. Cách sử dụng liên từ trong tiếng Anh
  5. Phân loại liên từ trong tiếng Anh
    1. Liên từ tương quan (Correlative Conjunctions)
    2. Liên từ phụ thuộc (Subordinating Conjunctions)
    3. Liên từ kết hợp (Coordinating Conjunctions)
  6. Nguyên tắc dùng dấu phẩy khi có liên từ trong tiếng Anh
    1. Đối với liên từ phụ thuộc
    2. Đối với liên từ kết hợp
  7. Các lỗi sai khi dùng liên từ
    1. Dùng sai loại 
    2. Thiếu một phần trong liên từ liên quan
    3. Dùng dấu phẩy sai với liên từ
    4. Thiếu mệnh đề khi dùng liên từ phụ thuộc
    5. Dùng nhiều liên từ không cần thiết trong một câu
    6. Dùng sai trật tự mệnh đề khi có liên từ
    7. Dùng liên kết không phù hợp về nghĩa

Liên từ trong tiếng Anh là gì?

Liên từ trong tiếng Anh được viết là Conjunctions, đây là những từ được dùng để liên kết các yếu tố trong câu như từ, cụm từ hoặc mệnh đề. Nhờ có liên kết từ mà câu văn trở lên liền mạch hơn giúp người đọc hoặc người nghe dễ dàng hiểu rõ mối quan hệ giữa các ý tưởng.

Liên từ dùng để kết nối từ, cụm từ, mệnh đề hoặc câu với nhau
Liên từ dùng để kết nối từ, cụm từ, mệnh đề hoặc câu với nhau

Liên từ chính là công cụ ngôn ngữ giúp kết nối các thành phần đồng cấp như danh từ, cụm từ hoặc kết nối giữa mệnh đề chính và mệnh đề phụ. Việc sử dụng đúng liên kết về từ sẽ giúp câu văn trở nên phong phú, rõ ràng ý nghĩa, dễ tiếp cận hơn. Nếu bạn muốn diễn đạt những suy nghĩ phức tạp hay ý tưởng mang tính liên kết thì sử dụng liên từ là cần thiết.

Ví dụ minh họa:

  • I will stay home if it rain tomorrow (Tôi sẽ ở nhà nếu ngày mai trời mưa).
  • The movie was long, yet it kept everyone engaged until the end (Bộ phim khá dài, nhưng vẫn giữ được sự chú ý của mọi người đến tận phút cuối).

>>Xem thêm:

  • Danh từ
  • Từ định hạn

Vị trí của liên từ trong câu văn

Liên từ thường xuất hiện ở giữa hai thành phần câu mà nó kết nối. Tuy nhiên vị trí cụ thể thì còn tùy thuộc vào loại liên từ được sử dụng. Cụ thể:

  • Liên từ kết hợp: Thường đứng giữa hai từ, cụm từ hoặc mệnh đề ngang hàng nhau. Ví dụ: She likes tea and coffee (Cô ấy thích trà và cà phê). He was tired, but he kept working (Anh ấy mệt nhưng vẫn tiếp tục làm việc).
  • Liên từ phụ thuộc: Thường đứng đầu mệnh đề phụ, có thể đặt ở đầu hoặc giữa câu (tùy cách diễn đạt). Ví dụ: If you study hard, you will pass the test (Nếu bạn học chăm chỉ, bạn sẽ vượt qua bài kiểm tra). You will pass the test if you study hard (Bạn sẽ vượt qua bài kiểm tra nếu bạn học chăm chỉ).
  • Liên từ tương quan: Là cặp từ xuất hiện ở hai vị trí trong câu nhằm tạo sự cân bằng giữa các thành phần. Ví dụ: Both the manager and the staff agreed (Cả quản lý và nhân viên đều đồng ý).
Liên từ có thể đứng ở đầu hoặc giữa câu tùy từng loại sử dụng
Liên từ có thể đứng ở đầu hoặc giữa câu tùy từng loại sử dụng

Chức năng/nhiệm vụ của liên từ trong tiếng Anh

Liên từ trong tiếng Anh giữ vai trò then chốt trong việc kết nối và tổ chức câu văn. Nhờ từ liên kết này mà các thành phần trong câu được sắp xếp hợp lý giúp người đọc dễ nắm bắt mối quan hệ giữa các ý tưởng. Chức năng cụ thể:

  • Giúp liên kết các đơn vị ngôn ngữ như từ đơn, cụm từ hoặc mệnh đề lại với nhau để tạo thành một câu hoàn chỉnh.
  • Diễn đạt mối quan hệ bổ sung, tương phản, nguyên nhân, kết quả, điều kiện hoặc thời gian tùy vào từng loại liên từ.
  • Giúp định hướng người đọc, làm rõ mối liên kết giữa các phần trong câu hoặc giữa các câu trong đoạn văn, giúp diễn đạt trôi chảy, dễ hiểu hơn.
Liên kết từ giúp câu văn có ý nghĩa, diễn đạt mạch lạc hơn
Liên kết từ giúp câu văn có ý nghĩa, diễn đạt mạch lạc hơn

Cách sử dụng liên từ trong tiếng Anh

Để sử dụng liên từ hiệu quả trong tiếng Anh, trước tiên bạn cần phải xác định đúng loại liên kết từ phù hợp với mục đích diễn đạt. Chẳng hạn, nếu muốn nối hai mệnh đề độc lập bạn nên sử dụng các liên từ kết hợp như and, but, so hoặc or. Ví dụ: I wanted to join the trip, but I had to work (Tôi muốn tham gia chuyến đi, nhưng tôi phải làm việc).

Trong trường hợp muốn thể hiện mối quan hệ về nguyên nhân, điều kiện, thời gian hay sự tương phản giữa hai hành động bạn cần dùng đến liên kết từ phụ thuộc như because, although, if, when,… Những liên kết từ này thường dẫn đầu mệnh đề phụ và có thể đặt ở đầu hoặc giữa câu. Ví dụ: Although it was raining, they continued playing football (Dù trời mưa, họ vẫn tiếp tục chơi bóng).

Đối với các liên từ liên quan như both…and, not only…but also, either…or thì bạn cần sử dụng theo cặp để tạo sự cân bằng giữa hai thành phần của câu. Ví dụ: Not only did she finish the project early, but she also helped her teammates (Cô ấy không chỉ hoàn thành dự án sớm mà còn giúp đỡ các đồng đội).

Một lưu ý quan trọng là không nên lạm dụng liên từ trong cùng một câu. Bởi vì điều này có thể khiến câu văn trở nên rối rắm và mất đi tính mạch lạc. Sau khi sử dụng liên kết về từ này bạn cùng nên đọc lại câu để kiểm tra xem mối quan hệ giữa các ý đã rõ ràng, hợp lý chưa. Muốn sử dụng chính xác bạn cần hiểu rõ vai trò của từng loại, đặt chúng vào đúng vị trí trong câu và đảm bảo câu văn giữ được sự rõ ràng, logic, dễ hiểu.

Nên xác định liên từ trước khi sử dụng để phù hợp với mục đích diễn đạt
Nên xác định liên từ trước khi sử dụng để phù hợp với mục đích diễn đạt

Phân loại liên từ trong tiếng Anh

Dựa vào cách hoạt động, chức năng mà có thể chia liên từ trong tiếng Anh thành ba loại chính là: liên từ kết hợp, liên từ tương quan và liên từ phụ thuộc. Dưới đây là phân loại chi tiết kèm ví dụ cụ thể cho từng loại như sau:

Liên từ tương quan (Correlative Conjunctions)

Liên từ tương quan luôn đi thành cặp dùng để kết nối hai thành phần có cấu trúc tương tự giúp tạo sự nhấn mạnh hoặc lựa chọn trong câu. Để dễ hiểu hơn bạn hãy xem bảng các cặp liên kết và ví dụ cụ thể. Chi tiết:

Cặp liên từ Ý nghĩa Ví dụ
Either … or Hoặc cái này hoặc cái kia You can either stay home or come with us. (Bạn có thể ở nhà hoặc đi cùng chúng tôi.)
Neither … nor Không cái nào Neither Tom nor Anna was invited. (Cả Tom và Anna đều không được mời.)
Both … and Cả hai She is both smart and hardworking. (Cô ấy vừa thông minh vừa chăm chỉ.)
Not only … but also Không chỉ mà còn He is not only a singer but also a dancer. (Anh ấy không chỉ là ca sĩ mà còn là vũ công.)
Whether … or Dù cái này hay cái kia I’ll go whether it rains or shines. (Tôi sẽ đi dù trời mưa hay nắng.)
As … as Bằng … như He is as tall as his brother. (Anh ấy cao bằng anh trai mình.)
Such … that / So … that Quá … đến nỗi She is so tired that she can’t stand up. (Cô ấy mệt đến mức không thể đứng dậy.)
Rather … than Thà … hơn là I’d rather stay home than go to that party. (Tôi thà ở nhà còn hơn đến bữa tiệc đó.)
Các liên từ tương quan
Các liên từ tương quan

Liên từ phụ thuộc (Subordinating Conjunctions)

Loại này dùng để kết nối một mệnh đề phụ với mệnh đề chính, thể hiện quan hệ như thời gian, điều kiện, lý do, mục đích hoặc sự nhượng bộ. Cụ thể:

Liên từ Ý nghĩa Ví dụ
After Sau khi We ate dinner after we finished our work (Chúng tôi ăn tối sau khi làm xong việc)
Before Trước khi She called me before she left (Cô ấy gọi cho tôi trước khi rời đi)
Until Cho đến khi He won’t leave until you arrive (Anh ấy sẽ không rời đi cho đến khi bạn đến)
While Trong khi She was cooking while I was cleaning (Cô ấy nấu ăn trong khi tôi dọn dẹp)
Because Bởi vì They canceled the event because of the storm (Họ hủy sự kiện vì cơn bão)
Since Vì, bởi vì Since you’re here, let’s start the meeting (Vì bạn đã đến, hãy bắt đầu cuộc họp)
If Nếu I’ll go if you come with me (Tôi sẽ đi nếu bạn đi cùng)
Unless Trừ khi We won’t succeed unless we work together (Chúng ta sẽ không thành công trừ khi cùng hợp tác)
Even if Dù cho I’ll support you even if no one else does (Tôi sẽ ủng hộ bạn kể cả khi không ai khác làm vậy)
Although / Though / Even though Mặc dù Although it was late, we kept working (Mặc dù đã muộn, chúng tôi vẫn tiếp tục làm việc)
As soon as Ngay khi Call me as soon as you arrive (Gọi cho tôi ngay khi bạn đến)
So that / In order that Để mà She studies hard so that she can pass the exam (Cô ấy học chăm chỉ để thi đậu)
As long as Miễn là You can go out as long as you finish your homework (Bạn có thể ra ngoài miễn là làm xong bài tập)
Các liên từ phụ thuộc phổ biến
Các liên từ phụ thuộc phổ biến

Liên từ kết hợp (Coordinating Conjunctions)

Loại liên kết này dùng để nối các thành phần có chức năng tương đương trong câu như danh từ với danh từ, mệnh đề với mệnh đề,… Có 7 liên từ kết hợp phổ biến và chúng được ghi nhớ đơn giản bằng từ viết tắt FANBOYS. Cụ thể:

Liên từ Chức năng Ví dụ
For Chỉ nguyên nhân He stayed at home, for he was feeling sick (Anh ấy ở nhà vì cảm thấy không khỏe)
And Bổ sung She bought apples and oranges (Cô ấy mua táo và cam)
Nor Phủ định kép He doesn’t like tea, nor does he drink coffee (Anh ấy không thích trà, cũng không uống cà phê)
But Chỉ sự tương phản The movie was long but interesting (Bộ phim dài nhưng thú vị)
Or Đưa ra lựa chọn Do you prefer tea or coffee? (Bạn thích trà hay cà phê?)
Yet Chỉ sự bất ngờ She studied hard, yet she failed the test (Cô ấy học rất chăm nhưng vẫn trượt bài kiểm tra)
So Nêu kết quả It rained heavily, so the match was canceled (Trời mưa to nên trận đấu bị hủy)
Liên từ kết hợp có thể ghi nhớ theo quy tắc FANBOYS
Liên từ kết hợp có thể ghi nhớ theo quy tắc FANBOYS

Nguyên tắc dùng dấu phẩy khi có liên từ trong tiếng Anh

Sử dụng dấu phẩy đúng cách không chỉ giúp cho câu văn trở nên dễ đọc hơn mà còn tránh gây hiểu nhầm về mặt ngữ nghĩa. Dấu phẩy trong tiếng Anh được dùng theo nguyên tắc khác nhau, tùy vào loại liên từ xuất hiện trong câu. Dưới đây là hai tình huống phổ biến mà bạn cần lưu ý khi mới bắt đầu tiếp cận. Chi tiết:

Đối với liên từ phụ thuộc

Liên kết từ phụ thuộc thường mở đầu cho một mệnh đề phụ, liên kết với mệnh đề chính để làm rõ thời gian, nguyên nhân, điều kiện hay sự nhượng bộ. Cách đặt dấu phẩy phụ thuộc vào vị trí của mệnh đề phụ trong câu. 

  • Nếu mệnh đề phụ đứng đầu câu thì đặt dấu phẩy sau mệnh đề đó để tách biệt rõ ràng với mệnh đề chính. Ví dụ: Although it was raining, they continued their journey (Mặc dù trời đang mưa, họ vẫn tiếp tục chuyến đi).
  • Nếu mệnh đề phụ đứng sau mệnh đề chính thì không cần dùng dấu phẩy. Ví dụ: They continued their journey although it was raining (Họ vẫn tiếp tục chuyến đi mặc dù trời đang mưa.)

Lưu ý: Quy tắc này áp dụng với hầu hết các liên kết từ phụ thuộc như: because, although, since, if, when, while, unless, even though, as soon as,…

Dấu phẩy được đặt tùy theo vị trí của mệnh đề trong câu
Dấu phẩy được đặt tùy theo vị trí của mệnh đề trong câu

Đối với liên từ kết hợp

Loại này nối các thành phần có vai trò tương đương trong câu như từ, cụm từ hoặc mệnh đề. Do đó việc sử dụng dấu phẩy sẽ phụ thuộc vào độ dài và cấu trúc của các thành phần được nối. Cụ thể:

  • Khi liên kết hai mệnh đề độc lập nên đặt dấu phẩy trước liên từ để tách biệt rõ ràng với hai mệnh đề. Ví dụ: She wanted to leave early, but her boss asked her to stay (Cô ấy muốn về sớm, nhưng sếp lại yêu cầu cô ở lại).
  • Nếu liên kết hai từ hoặc cụm từ đơn giản thì không cần dấu phẩy. Ví dụ: He likes coffee and tea (Anh ấy thích cà phê và trà).
  • Nếu có hơn hai thành phần trong danh sách thì dấu phẩy được sử dụng giữa các thành phần. Đặc biệt là dấu phẩy Oxford (Oxford comma) trước liên từ cuối cùng thường được dùng trong văn viết trang trọng. Ví dụ: I bought apples, bananas, and oranges (Tôi đã mua táo, chuối và cam).
Người mới tiếp xúc với tiếng Anh cần nắm chắc cấu trúc về liên từ
Người mới tiếp xúc với tiếng Anh cần nắm chắc cấu trúc về liên từ

Các lỗi sai khi dùng liên từ

Trong quá trình sử dụng liên từ, người học tiếng Anh, kể cả ở trình độ trung cấp vẫn dễ mắc phải một số lỗi phổ biến. Dưới đây là những lỗi thường gặp và cách tránh. Chi tiết:

Dùng sai loại 

Đây là lỗi phổ biến nhất xảy ra khi người viết sử dụng liên từ kết hợp, trong tình huống lại cần liên từ phụ thuộc hoặc ngược lại.

Ví dụ sai: Because he was tired, but he kept working => Sai vì dùng hai liên từ cùng lúc mà không hợp logic.

Cách sửa: Although he was tired, he kept working hoặc He was tired, but he kept working.

Liên từ dễ áp dụng nhưng cần phải đúng quy tắc
Liên từ dễ áp dụng nhưng cần phải đúng quy tắc

Thiếu một phần trong liên từ liên quan

Liên từ liên quan luôn đi theo từng cặp nhưng nhiều người học chỉ dùng một nửa cặp làm cho câu bị thiếu logic.

Ví dụ sai: He likes not only football => Lỗi vì thiếu vế “but also…”.

Cách sửa: He likes not only football but also basketball.

Dùng dấu phẩy sai với liên từ

Không ít người đã đặt dấu phẩy không đúng khi sử dụng liên kết từ trong tiếng Anh, đặc biệt là khi nối hai mệnh đề độc lập.

Ví dụ sai: I wanted to go home but, it was raining => Lỗi đặt dấu phẩy sau “but”.

Cách sửa: I wanted to go home, but it was raining. Dấu phẩy được đặt trước liên từ kết hợp nếu nối hai mệnh đề độc lập.

Liên kết từ là cầu nối để câu diễn đạt tự nhiên
Liên kết từ là cầu nối để câu diễn đạt tự nhiên

Thiếu mệnh đề khi dùng liên từ phụ thuộc

Các liên kết phụ thuộc như because, although, if luôn phải đi kèm một mệnh đề đủ thành phần. Nếu không đủ thì câu sẽ bị cụt nghĩa, thiếu ý.

Ví dụ sai: Because I was hungry => Thiếu mệnh đề chính nên câu chưa đủ nghĩa.

Cách sửa: Because I was hungry, I made a sandwich.

Dùng nhiều liên từ không cần thiết trong một câu

Việc cố gắng thêm quá nhiều liên kết từ sẽ khiến câu dài dòng, lan man, thiếu mạch lạc.

Ví dụ sai: Although it was raining, but we went out anyway => Dùng cả although và but là thừa.

Cách sửa: Although it was raining, we went out anyway.

Dùng sai trật tự mệnh đề khi có liên từ

Lỗi này thường xảy ra với liên từ phụ thuộc trong diễn đạt câu. Việc hoán đổi trật tự mệnh đề có thể gây hiểu lầm hoặc khiến câu mất tự nhiên.

Ví dụ sai: She will come if will it stop raining => Dùng sai thì và cấu trúc câu điều kiện.

Cách sửa: She will come if it stops raining.

Dùng liên kết không phù hợp về nghĩa

Lỗi này do lựa chọn sai liên kết từ sẽ làm câu không đúng ý nghĩa về mặt logic vốn có. 

Ví dụ sai: He is rich, so he is not happy => Hai về này đối lập nhau, từ “so” thể hiện kết quả.

Cách sửa: He is rich, but he is not happy.

Hạn chế dùng nhiều liên từ trong cùng một câu để tránh lan man
Hạn chế dùng nhiều liên từ trong cùng một câu để tránh lan man

Trên đây là toàn bộ thông tin đầy đủ liên quan đến liên từ được sử dụng trong tiếng Anh. Những thông tin này sẽ giúp quá trình học tiếng Anh của bạn dễ tiếp cận hơn, nắm chắc cấu trúc sử dụng. Ngoài ra để việc lấy chứng chỉ tiếng Anh đơn giản hơn bạn có thể lựa chọn khóa học phù hợp tại Edulife. Mọi thắc mắc hoặc đăng ký học liên hệ ngay số hotline 1800 6581.

Đánh giá bài viết post
Hà Trần
Hà Trần

Chào các bạn. Mình là Hà Trần. Hiện là tác giả các bài viết tại website Edulife.com.vn. Mình sinh năm 1989 và lớn lên tại Hà Nội. Với 1 niềm đam mê mãnh liệt và nhiệt huyết với Tiếng Anh, rất mong có thể chia sẻ và truyền đạt được những kiến thức bổ ích dành cho bạn.

Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết gần đây
  • Tổng hợp các dạng câu hỏi trong tiếng Anh
  • Cách sử dụng Because of trong tiếng Anh chuẩn nhất từ A-Z
  • Cách dùng In spite of trong tiếng Anh chuẩn cho người mới
  • Cách dùng Although trong tiếng Anh chuẩn xác nhất
  • Cách dùng As if và As though chính xác cấu trúc
  • Cách dùng các cấu trúc Hope thường gặp
edulife
Facebook Youtube

Hà Nội

  • CS1: Số 15 ngõ 167 Tây Sơn, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • 1800 6581
  • phongdaotao@edulife.com.vn

Đà Nẵng

  • CS2: Số 72 đường Nguyễn Văn Linh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • 1800 6581
  • phongdaotao@edulife.com.vn

Hồ Chí Minh

  • CS3: Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
  • CS4: Số 11 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
  • 1800 6581

Dịch vụ

  • Chứng chỉ tiếng anh
  • Chứng chỉ Vstep
  • Chứng chỉ tiếng anh A2
  • Chứng chỉ tiếng anh B1
  • Chứng chỉ tiếng anh B2
  • Chứng chỉ Aptis
  • Chứng chỉ tin học

Lịch làm việc

  • Tư vấn 24/24
  • Nhận hồ sơ: 08:00 - 17:30
  • Lịch thi các trường
  • Lịch thi
  • Lịch khai giảng

Về Edulife

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
  • Chính sách học viên
  • Tham gia Group Hỗ trợ từ Edulife
DMCA.com Protection Status
✖
Tải tài liệu
Vui lòng nhập mã theo hướng dẫn trên và nhập vào đây để tải tài liệu.

  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Về EduLife
    • Đội ngũ giáo viên
    • Tác giả Hà Trần Edulife
    • Tuyển dụng
  • ĐĂNG KÝ HỌC
    • Ôn thi VSTEP
    • Ôn thi APTIS ESOL
    • Ôn thi TIN HỌC
    • Lịch thi
    • Lịch khai giảng
  • KIẾN THỨC VSTEP
    • Kiến thức A1 – A2
    • Kiến thức B1 – B2
    • Kiến thức C1 – C2
  • KIẾN THỨC APTIS
  • LIÊN HỆ

© Edulife

wpDiscuz
096.999.8170
Miền Bắc
0989.880.545
Miền Trung
0989.880.545
Miền Nam
chat
Phòng Tuyển Sinh
Hotline: 18006581Hotline: 0988.388.972Hotline: 0362.555.023

Xin chào! Bạn có cần chúng tôi hỗ trợ gì không, đừng ngại hãy đặt câu hỏi để được tư vấn ngay

Vui lòng chọn khu vực thi của bạn và điền thông tin để bắt đầu nhận tư vấn