Các chứng chỉ tiếng Anh B1, B1, C1, C2 Vstep đang phổ biến tại Việt Nam. Nó là điều kiện bắt buộc đối với sinh viên một số trường Đại học như ĐH Quốc gia, đầu vào, đầu ra cao học, hay những người thi công chức. Bên cạnh đó thì các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế cũng không kém phần quan trọng. Rất nhiều người thắc mắc học TOEIC hay B1 dễ hơn? Nên thi TOEIC hay B1? Cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết sau đây nhé!
TOEIC và B1 cần cho những ai?
TOEIC và B1 là những chứng chỉ tiếng Anh phù hợp cho các đối tương cụ thể nhất định. Nếu như B1 là chứng chỉ thuộc KNLNN bậc 3 áp dụng tại Việt Nam, thì TOEIC là chứng chỉ quốc tế là điều kiện cần để du học và là điều kiện đầu ra của rất nhiều trường đại học.
Chứng chỉ B1 cần cho các đối tượng nào?
Theo đề án ngoại ngữ năm 2020 và các văn bản liên quan thì các chứng chỉ tiếng Anh Vstep cần cho các đối tượng cụ thể sau đây:
- A2 cần cho giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, những người thi công chức hoặc đang là công chức thăng hạng chuyên viên.
- Trình độ B1 tiếng Anh cần đối với học viên chuẩn bị bảo vệ thạc sĩ và chuẩn bị nộp hồ sơ nghiên cứu sinh.
- Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng cần tiếng Anh B1.
- Những bạn chuẩn bị thi thạc sĩ được miễn thi tiếng Anh đầu vào nếu có chứng chỉ B1.
Hiện tại, có nhiều văn bản quy định việc phải có chứng chỉ tiếng Anh B1 mới được thi công chức, viên chức hay thi nâng ngạch, chuyển ngạch. Chứng chỉ tiếng Anh B1 cũng là điều kiện buộc phải có để tốt nghiệp đại học và thạc sĩ. Để có câu trả lời học TOEIC hay B1 dễ hơn thì chúng ta tiếp tục tìm hiểu kỹ hơn về TOEIC.
Xem thêm: Trình độ tiếng Anh B1

Chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế TOEIC cần cho những đối tượng nào?
Chứng chỉ TOEIC là chứng chỉ tiếng Anh cần thiết cho những bạn mong muốn làm việc trong môi trường quốc tế, du học hoặc sử dụng tiếng Anh giao tiếp. TOEIC cùng là điều kiện ra trường của một số trường đại học. Rất nhiều doanh nghiệp, nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên phải đạt trình độ tiếng Anh TOEIC.
Theo thống kê từ ETS đơn vị tổ chức kỳ thi thì có gần 14.000 công ty và tổ chức ở 150 quốc gia trên thế giới công nhận bằng TOEIC. Tại Việt Nam kỳ thi TOEIC được dùng để làm chuẩn đầu ra của hơn 127 trường đại học, cao đẳng. Đồng thời nó cũng là tiêu chuẩn đánh giá tuyển dụng của hơn 350 tập đoàn doanh nghiệp lớn trên khắp cả nước. Một số trường Đại học lớn tại Việt Nam yêu cầu chuẩn đầu ra TOEIC, cụ thể như sau:
Tên trường | Chuẩn đầu ra |
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội | TOEIC 500 |
Trường ĐH Công Đoàn | TOEIC 450 |
Trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN | IELTS 5.5 |
Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải | TOEIC |
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội | TOEIC 450 (Ngành Ngôn ngữ Anh IELTS 6.5) |
Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên | TOEIC tối thiểu 450 IELTS 4.0+ |
Trường ĐH Điện lực | IELTS 5.0 – 5.5 TOEIC 450–550 |
Trường ĐH Dược Hà Nội | 400 điểm TOEFL ITP Tương đương với IELTS 5.0 – 5.5 TOEIC 450–550. |
Trường ĐH FPT | IELTS 6.0 hoặc chứng chỉ tương đương |
Trường ĐH Hà Nội | IELTS 6.0 |
Trường ĐH Hải Phòng | TOEIC 450 |
Trường ĐH Hàng Hải Việt Nam | TOEIC 450 hoặc IELTS 4.0 (Ngành CLC: TOEIC 550 hoặc IELTS 5.0, khoa Ngoại ngữ IELTS 6.0+) |
ĐH KHXH & NV – ĐHQG HN | Khoa ngôn ngữ học IELTS 6.0 |
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội | Đạt chứng chỉ năng lực tiếng Anh Bậc 5 (C1) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam |
Trường ĐH Kinh tế – ĐHQGHN | Đạt chứng chỉ năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6: bậc 3. |
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân | TOEIC 4 kĩ năng hoặc tương đương IELTS 5.5 (Nếu có IELTS 6.5 thì 3 học phần T.A được 10,0) |
Trường ĐH Lao động xã hội | TOEIC tối thiểu 450 với ngành quản trị kinh doanh TOEIC tối thiểu 400 với các ngành còn lại. |
Trường ĐH Luật | TOEIC 450 |
Trường ĐH Mỏ Địa chất | TOEIC 450 |
Trường ĐH Ngoại Thương | TOEIC 650 |
Trường ĐH RMIT | IELTS đầu vào 6.0 |
Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên – ĐH Thái Nguyên | Khoa tiếng Anh: IELTS 6.5 |
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội | TOEIC 350 |
Trường ĐH Thăng Long | TOEIC 450+ |
Trường ĐH Thương mại Hà Nội | TOEIC 450+ (Riêng khoa tiếng Anh: IELTS 6.5) |
Trường ĐH Thủy lợi | Tiếng anh bậc 2 (A2) tương đương IELTS 3.5 |
Trường ĐH Văn hóa Hà Nội | TOEIC 400+ hoặc IELTS 3.5 (tương đương B1 và A2) |
Trường ĐH Xây Dựng | TOEIC 450 |
Trường HV Báo chí và Tuyên truyền | TOEIC 450 |
HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông | TOEIC 4 kỹ năng hoặc IELTS 5.5 |
HV Kĩ thuật Quân sự | TOEIC 500+ các học phần tiếng Anh được cải thiện thành điểm tối đa |
HV Ngân hàng | TOEIC 450 (Riêng khoa Ngoại ngữ: IELTS 6.5) |
HV Ngoại giao | Khoa Ngôn ngữ Anh: TOEIC 4 kỹ năng 700+ hoặc IELTS 6.5+Các khoa còn lại: TOEIC 4 kỹ năng 600+ hoặc IELTS 5.5+ |
HV Nông nghiệp Việt Nam | TOEIC 450 |
HV Tài chính | TOEIC 450 |
Ưu điểm lớn nhất của TOEIC chính là sự định hướng. Tiêu chí của TOEIC thì rất rõ ràng là kiểm tra khả năng giao tiếp nơi công sở và trong một số tình huống thường ngày rất cụ thể. Như vậy các bạn đã biết học TOEIC hay B1 dễ hơn?

Chuyển đổi bằng TOEIC sang B1
Khung tham chiếu châu Âu | Điểm TOEIC |
A1 | |
A2 | 150 – 250 |
B1 | 255 – 450 |
B2 | 455 – 750 |
C1 | 755 – 850 |
C2 | 855 – 990 |
Theo hướng dẫn chính thức của CEFR, quy đổi điểm TOEIC sang B1 tương đương với mức điểm Listening (nghe) từ 275 – 395 và Reading (Đọc hiểu) từ 275 – 380. Mức này cũng tương đương với trình độ IELTS từ 4.0 – 4.5 điểm. B1 là mức độ trung cấp đối với những học viên có thể sử dụng được tiếng Anh ở mức cơ bản nhưng chưa hoàn toàn thành thạo trong môi trường học thuật, làm việc…
Như vậy, mặc dù việc quy đổi điểm TOEIC sang B1 và các chứng chỉ khác có thể quy đổi nhưng nó chỉ mang tính chất tham khảo. Kết quả quy đổi chỉ mang tính ước tính, các bài thi này không thể dùng thay thế cho nhau bởi những lý do sau đây:
- Bài thi TOEIC và B1 so sánh trình độ ở 2 lĩnh vực hoàn toàn khác biệt và không hề bổ trợ cho nhau.
- TOEIC là một kỳ thi có cấu trúc hoàn toàn khác với kỳ thi B1. TOEIC tập trung vào 2 kỹ năng chính là nghe và đọc hiểu. B1 là kỳ thi hướng đến cả 4 kỹ năng toàn diện nghe, nói, đọc, viết. Quy đổi điểm TOEIC từ đó có thể thấy là chưa được đầy đủ trên nhiều phương diện.
Nên thi TOEIC hay B1?
Khi học TOEIC, bạn biết được trình độ của mình. Bảng quy đổi điểm TOEIC giúp người học đánh giá được khả năng của mình. Khi học giao tiếp, rất khó để làm được điều này. Do TOEIC chỉ xoay quanh một số từ vựng và điểm ngữ pháp nên dẫn đến việc học “mẹo” chỉ để đi thi và lấy điểm cao. Học TOEIC vẫn có thể Nói và Viết được. Nếu thật sự học nghiêm túc, TOEIC vẫn cung cấp được cho bạn một nền tảng vững chắc.
Các chứng chỉ ngoại ngữ TOEIC, IELTS, TOEFL… là chuẩn đầu ra của nhiều trường đại học, cao đẳng. Là công cụ đánh giá tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp và còn là điều kiện cần cho việc học tập tại nước ngoài. Đối với công việc thực tế, nếu bạn có những đồng nghiệp, đối tác là người nước ngoài thì cần giao tiếp, trao đổi thuyết trình công việc. Lúc này tiếng Anh giao tiếp sẽ phát huy vai trò.
Còn tiếng Anh B1 đang dần bị thay thế bởi các chứng chỉ tiếng Anh mang tính quốc tế. Nếu bạn thi bằng B1 (tương đương với TOEIC 450) thì bạn chỉ sử dụng được chứng chỉ trong nước. Tuy nhiên khi đổi lại đó là bằng TOEIC bạn sẽ được công nhận ngay cả khi ra nước ngoài. Vậy theo bạn nên học nên học B1 hay TOEIC?

Để trả lời cho câu hỏi nên thi B1 hay TOEIC còn phụ thuộc rất nhiều vào mục đích của bạn. Học TOEIC hay B1 dễ hơn lại tùy vào khả năng và sự quyết tâm của mỗi học viên. Để được tư vấn và lựa chọn các khóa học luyện thi TOEIC và B1 chất lượng, quý học viên có thể vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!