Trình độ tiếng Anh được phát triển trên cơ sở ứng dụng khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR). Tại một số quốc gia, KNLNN được chia thành 3 cấp độ sơ cấp, trung cấp, cao cấp. Dưới đây là những thông tin về 3 mức trình độ tiếng anh này dành cho bạn quan tâm.
Tiếng Anh sơ cấp là gì?
Trình độ sơ cấp tiếng anh là gì? Từ tháng 01/2014 Bộ GD&ĐT mới ban hành thông tư KNLNN 6 bậc áp dụng tại Việt Nam. Chương trình áp dụng cho các chương trình đào tạo ngoại ngữ, cơ sở đào tạo ngoại ngữ và người học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. KNLNN Việt Nam được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước.
Tiếng Anh sơ cấp tương đương A1, A2 trong KNLNN 6 bậc.
- Bậc 1 (sơ cấp) tương thích với bậc A1 trong CEFR.
- Bậc 2 (sơ cấp) tương thích với bậc A2 trong CEFR.
Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về các cấp độ tiếng Anh Cambridge, bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về các chứng chỉ Cambridge và lợi ích của chúng. Việc hiểu rõ các cấp độ chứng chỉ Cambridge sẽ giúp bạn chọn lựa chương trình học hoặc chứng chỉ phù hợp với trình độ của mình, từ sơ cấp đến cao cấp.
Mô tả các kỹ năng của trình độ tiếng Anh sơ cấp như sau:
Kỹ năng nghe
- Nghe, hiểu được lời nói khi người khác diễn đạt rõ ràng, có khoảng ngừng để kịp thu nhận và xử lý thông tin.
- Hiểu được những đoạn hội thoại rất ngắn, cấu trúc rất đơn giản, tốc độ nói chậm và rõ ràng về các chủ đề cá nhân cơ bản, trường lớp học và những nhu cầu thiết yếu.
- Có thể hiểu, làm theo những chỉ dẫn ngắn và đơn giản được truyền đạt chậm và cẩn thận.
Kỹ năng nói
- Có thể đưa ra và hồi đáp các nhận định đơn giản liên quan đến các chủ đề rất quen thuộc như bản thân, gia đình, trường lớp học hoặc nhu cầu giao tiếp tối thiểu hằng ngày.
- Có thể mô tả về người nào đó, nơi họ sống và công việc của họ một cách cơ bản
- Có thể đọc những đoạn ngắn đã chuẩn bị trước, ví dụ: giới thiệu một diễn giả, đề nghị nâng ly chúc mừng.
- Phát âm rõ ràng những từ, cụm từ và cách diễn đạt đã được học.
- Có thể sử dụng các phát ngôn rất ngắn, biệt lập, chủ yếu là những cấu trúc đã học tuy vẫn còn ngập ngừng để tìm cách diễn đạt.
Kỹ năng đọc
- Có thể hiểu các đoạn văn bản rất ngắn và đơn giản về các chủ đề đã học như bản thân, gia đình, trường lớp, bạn bè…
- Bạn có thể hiểu sơ bộ nội dung của các văn bản đơn giản, quen thuộc hoặc các đoạn mô tả ngắn, đặc biệt là khi có minh họa kèm theo.
- Bạn cũng có thể nhận diện các tên riêng, các từ quen thuộc, các cụm từ cơ bản nhất trên các ghi chú đơn giản, thường gặp trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.
- Có thể hiểu các thông điệp ngắn, đơn giản trên bưu thiếp.
- Có thể đi theo các bản chỉ dẫn đường ngắn, đơn giản (ví dụ: đi từ X tới Y).
Kỹ năng viết
- Có thể viết những cụm từ, câu ngắn về bản thân, gia đình, trường lớp, nơi làm việc.
- Có thể viết những cụm từ, câu đơn giản về bản thân và những người trong tưởng tượng, nơi sống và công việc của họ.
- Có thể yêu cầu hoặc cung cấp thông tin cá nhân bằng văn bản.
- Có thể viết, đáp lời một bưu thiếp, điền các bảng, biểu mẫu đơn giản.
- Có thể viết và điền các con số, ngày tháng, tên riêng, quốc tịch, địa chỉ, tuổi, ngày sinh khi đến một quốc gia, ví dụ: điền vào một mẫu đăng ký khách sạn.
- Có thể chép lại những từ đơn hay văn bản ngắn được trình bày dưới dạng in chuẩn.
- Có thể chép lại các từ và các cụm từ ngắn, quen thuộc như các biển hiệu hoặc các lời chỉ dẫn đơn giản, tên các vật dụng hằng ngày, tên các cửa hiệu và các cụm từ thường xuyên sử dụng. Có thể viết đúng chính tả địa chỉ, quốc tịch và các thông tin cá nhân khác.
Tiếng Anh trung cấp là gì?
Trình độ tiếng anh trung cấp là gì? Tương đương với tiếng Anh bậc 3, 4:
- Bậc 3 (trung cấp) tương thích với bậc B1 trong CEFR.
- Bậc 4 (trung cấp) tương thích với bậc B2 trong CEFR.
Mô tả các kỹ năng của trình độ tiếng Anh trung cấp như sau:
Kỹ năng nghe
- Có thể hiểu được những thông tin hiện thực đơn giản được diễn đạt rõ ràng bằng giọng chuẩn về các chủ đề liên quan tới cuộc sống và công việc thường ngày.
- Xác định được ý chính trong các bài nói về các chủ đề thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, công việc, trường học…
- Có thể hiểu được ý chính của các hội thoại mở rộng nếu lời nói được diễn đạt rõ ràng bằng ngôn ngữ chuẩn mực.
- Có thể theo dõi và hiểu được dàn ý của các bài nói ngắn, đơn giản về các chủ đề quen thuộc nếu được diễn đạt theo giọng chuẩn, rõ ràng.
- Hiểu được các bài giảng hay cuộc nói chuyện về đề tài quen thuộc hoặc trong phạm vi chuyên môn của mình nếu được diễn đạt một cách đơn giản với cấu trúc rõ ràng.
Kỹ năng nói
- Giao tiếp tương đối tự tin về các vấn đề quen thuộc liên quan đến sở thích, học tập và việc làm của mình.
- Có thể trao đổi, kiểm tra và xác nhận thông tin, giải thích vấn đề nảy sinh. Có thể trình bày ý kiến về các chủ đề văn hóa như phim ảnh, sách báo, âm nhạc…
- Tham gia đàm thoại về các chủ đề quen thuộc mà không cần chuẩn bị, thể hiện quan điểm cá nhân và trao đổi thông tin về các chủ đề quen thuộc hằng ngày.
- Có thể mô tả đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong lĩnh vực quan tâm.
- Có thể trình bày, mô tả bằng các diễn ngôn đơn giản về một câu chuyện ngắn có nội dung gần gũi thuộc các chủ đề quen thuộc.
- Có thể kể chi tiết về kinh nghiệm bản thân, cốt truyện của một cuốn sách, bộ phim hay và cảm xúc của mình.
- Có thể trình bày những bài thuyết trình đơn giản, được chuẩn bị trước về một chủ đề quen thuộc hoặc lĩnh vực bản thân quan tâm một cách rõ ràng.
Kỹ năng đọc
- Đọc hiểu các văn bản chứa đựng thông tin rõ ràng về các chủ đề liên quan đến chuyên ngành và lĩnh vực yêu thích, quan tâm của mình.
- Xác định các kết luận chính trong các văn bản nghị luận có sử dụng các tín hiệu ngôn ngữ rõ ràng.
- Có thể nhận diện mạch lập luận của văn bản đang đọc, dù không nhất thiết phải thật chi tiết.
- Có thể tìm thấy và hiểu các thông tin liên quan trong các văn bản sử dụng hằng ngày như thư từ, tờ thông tin và các công văn ngắn.
- Có thể hiểu các hướng dẫn sử dụng được viết rõ ràng, mạch lạc cho một thiết bị cụ thể.
Kỹ năng viết
- Có thể viết bài đơn giản, có tính liên kết về các chủ đề quen thuộc hoặc mối quan tâm cá nhân bằng cách kết nối các thành tố đơn lập thành bài viết có cấu trúc.
- Miêu tả chi tiết, dễ hiểu về những chủ đề quen thuộc trong lĩnh vực quan tâm.
- Viết những kinh nghiệm, trải nghiệm của mình. Viết kể lại một câu chuyện.
- Viết những bài luận đơn giản, ngắn gọn về các chủ đề thuộc mối quan tâm cá nhân.
- Tóm tắt báo cáo và trình bày ý kiến về những thông tin thực tế mà người viết tích lũy được về những vấn đề quen thuộc có thể xảy ra hằng ngày.
- Viết những báo cáo rất ngắn gọn với định dạng chuẩn, cung cấp những thông tin thực tế và nêu lý do cho những kiến nghị đưa ra trong báo cáo.
Khi đã hiểu về các trình độ tiếng Anh sơ cấp, trung cấp, bài viết về test trình độ tiếng Anh miễn phí sẽ giúp bạn kiểm tra trình độ hiện tại của mình một cách dễ dàng. Bạn có thể sử dụng các công cụ trực tuyến để xác định điểm mạnh và điểm yếu trong kỹ năng tiếng Anh của mình.
Trình độ tiếng Anh cao cấp là gì?
Trình độ tiếng Anh cao cấp là trình độ tiếng cao nhất. Tương đương với C1, C2 :
- Bậc 5 (cao cấp) tương thích với bậc C1 trong CEFR.
- Bậc 6 (cao cấp) tương thích với bậc C2 trong CEFR.
Ở mức độ này các kỹ năng nghe, nói, đọc viết của học viên tương tự như người bản ngữ. Có thể nghe, nói, đọc viết một cách trôi chảy ở tất cả các chủ đề khó.
Tiêu chí ngôn ngữ chung: Có thể lựa chọn cách trình bày phù hợp từ một vốn từ rộng để diễn đạt bản thân một cách rõ ràng mà không có dấu hiệu về sự giới hạn điều người viết muốn diễn đạt.
Phạm vi từ vựng: Thông thạo một lượng từ vựng lớn, có thể cho phép lấp đầy những khoảng trống bằng cách sử dụng lối nói giải thích dài dòng, phải tìm kiếm từ thích hợp hoặc dùng các lối nói lảng tránh. Thông thạo các cụm từ mang tính thành ngữ và từ ngữ thông tục.
Kiểm soát từ vựng: Đôi khi có những khiếm khuyết nhỏ nhưng không có những lỗi nghiêm trọng trong việc sử dụng từ.
Độ chính xác về ngữ pháp: Luôn duy trì độ chính xác ngữ pháp cao, hiếm khi mắc lỗi mà nếu có thì cũng khó phát hiện.
Độ chính xác về chính tả: Bố cục, phân đoạn và sử dụng dấu câu thống nhất và hợp lý. Viết đúng chính tả nhưng đôi chỗ còn lỗi nhỏ do không tập trung.
Nắm rõ các trình độ tiếng Anh khác nhau có thể giúp bạn thể hiện đúng năng lực ngoại ngữ trong CV của mình. Bài viết về trình độ tiếng Anh trong CV sẽ hướng dẫn bạn cách trình bày trình độ ngoại ngữ và cách cải thiện nó để tăng cơ hội việc làm.
Hy vọng với những thông tin mà Edulife đã cung cấp chúng ta hiểu rõ về tiếng Anh cao cấp là gì? Trình độ trung cấp tiếng Anh là gì? Cũng như ý nghĩa của việc phân chia các cấp trong trình độ tiếng Anh. Hãy cùng nỗ lực hết mình để đạt được trình độ tiếng Anh cao nhất.