Tại sao nên ghi nhớ kiến thức thì tương lai hoàn thành thông qua sơ đồ tư duy? Học theo sơ đồ tư duy không chỉ giúp bạn hệ thống kiến thức một cách trực quan mà còn tăng hiệu quả ghi nhớ có tính logic. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Edulife khám phá 5+ sơ đồ tư duy thì tương lai hoàn thành giúp bạn nắm vững kiến thức về chủ điểm ngữ pháp quan trọng này nhé!
5+ mẫu sơ đồ tư duy thì tương lai hoàn thành mới nhất
Dưới đây là 5 mẫu sơ đồ tư duy tương lai hoàn thành, Edulife phân tích chi tiết về mẫu mindmap giúp bạn hiểu rõ hơn và có thể áp dụng vào việc xây dựng một mẫu riêng của mình:
Mẫu 1

Sơ đồ tư duy được Edulife thiết kế phân nhánh với cấu trúc tỏa ra từ trung tâm, thể hiện các kiến thức chính của thì tương lai hoàn thành. Dạng sơ đồ này giúp người học tổng ôn kiến thức ở mức cơ bản, không tập trung vào việc đưa ra ví dụ cụ thể.
Mẫu 2

Mẫu sơ đồ phân nhánh theo 3 cấp, cung cấp kiến thức chính về: công thức, cách dùng, dấu hiệu nhận biết và quy tắc chia động từ cơ bản. Mẫu sơ đồ này khá chi tiết, có ví dụ minh hoạ, được trang trí màu sắc đa dạng, giúp người học dễ quan sát và ghi nhớ kiến thức.
Mẫu 3

Mẫu sơ đồ đơn giản, chia theo mốc thời gian giúp người học hiểu rõ bản chất về định nghĩa thời gian ở thì tương lai hoàn thành. Mẫu sơ đồ này không đi vào thống kê tổng quan toàn bộ kiến thức của thì tương lai hoàn thành mà đi sâu vào 1 chủ điểm kiến thức nhất định.
Mẫu 4

Mẫu sơ đồ này trình bày khá đơn giản, không sử dụng quá nhiều màu sắc và các element trang trí. Nội dung chính là đưa ra kiến thức về công thức, cách dùng và dấu hiệu của thì. Việc trình bày ngắn gọn, tối giản như vậy giúp người học không bị chán và nản khi tiếp nhận kiến thức.
Mẫu 5

Mẫu sơ đồ này trình bày theo dạng phân cấp và rẽ nhánh, tập trung vào các nội dung chính: công thức, dấu hiệu và sử dụng (trong tình huống và bài thi nào). Ở mỗi nội dung chính, sơ đồ phân cấp thành các nhánh nhỏ để thể hiện nội dung chi tiết hơn, vừa đơn giản vừa dễ ghi nhớ.
Có rất nhiều cách trình bày sơ đồ tư duy. Bạn hoàn toàn có thể tự xây dựng mẫu riêng theo cách hiểu và sở thích của mình, miễn là bạn có thể ứng dụng được vào việc học.
Lợi ích đặc biệt khi học thì tương lai hoàn thành bằng sơ đồ tư duy
Học bằng sơ đồ tư duy giúp bạn tiếp thu kiến thức nhanh hơn so với phương pháp học thuộc truyền thống. Nhờ vào hình ảnh trực quan và cách sắp xếp thông tin khoa học, bạn có thể dễ dàng ghi nhớ cấu trúc và cách sử dụng của thì tương lai hoàn thành. Dưới đây là những lợi ích cụ thể mà sơ đồ tư duy mang lại:
- Tóm tắt kiến thức dễ dàng & trực quan: Nhìn vào sơ đồ, bạn có thể hiểu ngay mối liên hệ giữa các yếu tố mà không cần đọc nhiều dòng chữ rườm rà.
- Ghi nhớ nhanh hơn và lâu hơn: Hình ảnh, màu sắc và sự phân nhánh trong sơ đồ tư duy giúp kích thích não bộ, giúp bạn nhớ kiến thức lâu hơn so với phương pháp đọc – viết truyền thống.
- Tăng khả năng ứng dụng và phân tích: Bạn sẽ hiểu sâu hơn về cách sử dụng thì này trong thực tế và dễ dàng so sánh với các thì khác.
- Giảm áp lực học ngữ pháp: Cách tiếp cận này tạo sự thoải mái khi học, giúp bạn dễ dàng ôn tập lại mà không cảm thấy nhàm chán.

Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy thì tương lai hoàn thành ngắn gọn
Chỉ cần làm theo các bước Edulife hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ có ngay một sơ đồ tư duy khoa học, giúp việc học thì tương lai hoàn thành trở nên đơn giản và thú vị hơn.
Bước 1: Xác định chủ đề chính
Trước tiên, bạn cần viết tiêu đề “Thì Tương Lai Hoàn Thành” ở trung tâm sơ đồ tư duy. Đây sẽ là trọng tâm để kết nối các nhánh thông tin quan trọng. Bạn có thể viết tiêu đề bằng chữ in hoa hoặc sử dụng màu sắc nổi bật để dễ nhận diện.
Bước 2: Tạo các nhánh chính
Từ chủ đề trung tâm, vẽ ra bốn nhánh chính, mỗi nhánh chứa một nội dung quan trọng liên quan đến thì tương lai hoàn thành:
- Cấu trúc: Bao gồm cách hình thành thì này với “will have + V3 (past participle)”.
- Dấu hiệu nhận biết: Liệt kê các trạng từ thời gian thường xuất hiện, như “by the time, before, by + mốc thời gian”.
- Cách dùng: Giải thích các trường hợp sử dụng thì này, chẳng hạn để diễn tả một hành động hoàn thành trước một thời điểm trong tương lai.
- Ví dụ: Cung cấp một số câu minh họa để hiểu rõ cách dùng trong thực tế.
Bước 3: Thêm nội dung chi tiết
Ở mỗi nhánh, chỉ nên ghi các từ khóa quan trọng (keywords) thay vì viết dài dòng. Việc này giúp sơ đồ gọn gàng, dễ hiểu và dễ nhớ hơn. Ví dụ:
- Cấu trúc: S + will have + V3
- Dấu hiệu nhận biết: by 2025, by the time, before…
- Cách dùng: Hoàn thành trước một mốc thời gian trong tương lai
- Ví dụ: By next year, she will have finished her project.
Bước 4: Trang trí và ghi nhớ
Để sơ đồ tư duy sinh động và dễ ghi nhớ hơn, bạn có thể:
- Dùng màu sắc khác nhau cho từng nhánh để phân biệt nội dung.
- Thêm biểu tượng hoặc hình ảnh (ví dụ: đồng hồ để thể hiện thời gian, dấu check để thể hiện hoàn thành).
- Viết ngắn gọn, rõ ràng để tránh làm rối mắt.

Các bước vẽ sơ đồ tư duy thì tương lai hoàn thành
Tự tạo sơ đồ tư duy thì tương lai hoàn thành và học sẽ giúp bạn ghi nhớ kiến thức lâu hơn, hiểu và nắm rõ bản chất cách dùng loại thì này hơn. Phương pháp sơ đồ tư duy không chỉ áp dụng với thì tương lai hoàn thành mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng với bất cứ kiến thức ngữ pháp, từ vựng nào bạn muốn.