Việc đạt được chứng chỉ VSTEP không chỉ mở ra nhiều cơ hội trong học tập và công việc mà còn khẳng định khả năng tiếng Anh của bạn. Kỳ thi này gồm 4 kỹ năng chính: Nghe (Listening), Nói (Speaking), Đọc (Reading), và Viết (Writing). Để giúp bạn chinh phục từng kỹ năng một cách dễ dàng và hiệu quả, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu các chiến lược luyện thi VSTEP chi tiết cùng với tài liệu ôn tập mới nhất năm 2024.
Ôn luyện bài thi nghe (Listening)
Để cải thiện và đạt được điểm cao ở kỹ năng nghe bạn cần có phương pháp học tập khoa học và kiên trì luyện tập hàng ngày. Dưới đây là một số chiến lược hiệu quả giúp bạn nâng cao kỹ năng nghe:
Tập nghe tiếng Anh thụ động
Đây là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để nâng cao kỹ năng nghe. Bạn có thể nghe tiếng Anh qua các kênh như podcast, YouTube, phim ảnh hoặc thậm chí là các bài hát tiếng Anh. Hãy để tai bạn làm quen với ngữ điệu, cách phát âm và tốc độ nói của người bản xứ. Việc này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn mà còn giúp tăng cường phản xạ nghe.
Các kênh podcasts giọng đọc Anh – Mỹ
- Listening time (Sonoro): Tốc độ nói tiếng anh chậm, phù hợp với các bạn có trình độ tiếng Anh A2 đến B1.
- Easy Stories in English (Ariel Goodbody & Glassbox Media): Nội dung kênh chủ yếu kể các câu chuyện thực tế trong đời sống hàng ngày, bạn có thể nghe trước khi đi vào giấc ngủ.
- Dialogue Frog – Short English Conversation: Các đoạn hội thoại giao tiếp hàng ngày dưới 5 phút giúp bạn nghe mà không bị nhàm chán, đặc biệt kênh podcasts này còn có sẵn file từ vựng và transcript cho người dùng dễ dàng theo dõi và học tập.
Các kênh luyện nghe trên youtube luyện nghe thụ động
- TED-ed: Đây là kênh youtube cung cấp thông tin, vấn đề, hiện tượng hay ho trong cuộc sống thường ngày với những thước phim hoạt hình cực kỳ ngộ nghĩnh, đáng yêu, phong phú giúp bạn hình dung rõ nét hơn về nội dung được truyền tải đồng thời kích thích sự tò mò và hứng thú khi nghe. Các video trên kênh thường chỉ kéo dài từ 2-5 phút bao gồm các thông tin gần gũi, bổ ích với giọng đọc đúng chuẩn giúp bạn tiếp thu nội dung một cách dễ dàng.
- CNBC Make It: Nếu bạn đam mê về lĩnh vực tài chính – kinh tế, khởi nghiệp hay văn hoá của các nước khác thì CNBC Make It là sự lựa chọn hoàn hảo. Kênh youtube này là một kho tàng kiến thức chất lượng mà bạn chắc hẳn sẽ học được nhiều thứ hay ho.
- Wall Street Journal: Cung cấp thông tin về mọi lĩnh vực trong cuộc sống giúp bạn mở mang kiến thức với những nội dung chia sẻ cực kỳ đầy đủ, rõ ràng và chính xác. Cách tiếp cận của kênh mang tính thời sự nhưng rất cuốn hút.
Các website xem phim luyện nghe tiếng Anh hiệu quả
- Studymovie: Với giao diện bắt mắt và cực kỳ dễ sử dụng Studymovie cung cấp những bộ phim kinh điển trong việc luyện kỹ năng nghe, giúp bạn vừa hiểu nội dung bộ phim vừa trao dồi vốn ngoại ngữ của mình mà không hề nhàm chán.
- Phimlearning: Đây là một trong những website xem phim đỉnh cao có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng nghe. Tại đây, bạn không chỉ luyện nghe qua các bộ phim theo chủ đề mà còn có thể chọn phim theo từng cấp độ từ 1 đến 4, thang điểm tự chấm theo mức độ thành thạo ngoại ngữ của bạn
- Toomva: Điểm cộng lớn cho website này là bạn có thể theo dõi những đoạn clip ngắn chỉ từ 3 phút đến vài tiếng đồng hồ tuỳ theo quỹ thời gian của bạn. Ngoài ra, website còn cung cấp các nhóm từ vựng theo chuyên ngành để bạn dễ dàng tra cứu khi cần thiết.
Luyện thói quen đọc lướt câu hỏi
Trước khi bắt đầu phần nghe, hãy dành vài giây để đọc lướt qua câu hỏi. Điều này giúp bạn định hình được thông tin cần tìm và tập trung hơn khi nghe. Khi đã biết trước câu hỏi, bạn sẽ dễ dàng nhận diện các từ khóa quan trọng và trả lời chính xác hơn.
Luyện tập với tốc độ nghe 1.25
Một mẹo hữu ích là luyện nghe với tốc độ 1.25. Bạn có thể sử dụng các ứng dụng nghe nhạc, podcast hoặc video để điều chỉnh tốc độ nghe. Luyện tập với tốc độ nhanh hơn giúp bạn phản xạ tốt hơn khi quay lại nghe ở tốc độ bình thường, đồng thời cải thiện khả năng nắm bắt thông tin nhanh chóng.
Ôn luyện bài thi nói
Phần thi nói trong kỳ thi VSTEP đòi hỏi bạn không chỉ phát âm chuẩn mà còn phải có khả năng phản xạ nhanh và trình bày ý tưởng một cách mạch lạc. Để làm được điều này, bạn cần luyện tập thường xuyên. Một số gợi ý dưới đây bạn có thể giúp bạn nâng cao kỹ năng nói của mình:
Học kỹ bảng phát âm IPA
Bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế (IPA) là công cụ hữu ích giúp bạn hiểu rõ cách phát âm chuẩn của từng âm vị trong tiếng Anh. Học và luyện tập theo IPA giúp bạn phát âm đúng, từ đó cải thiện kỹ năng nói và giao tiếp. Bảng phiên âm tiếng Anh IPA bao gồm 44 âm trong đó có 20 nguyên âm và 24 phụ âm.
Nguyên âm (Vowels)
- /ɪ/
Cách phát âm: Đây là âm i ngắn, phát âm tương tự như âm “i” trong tiếng Việt nhưng ngắn hơn và được bật ra nhanh chóng. 2 mép miệng mở sang 2 bên, lưỡi đặt thấp.
Ví dụ: his /hiz/, kid /kɪd/
- /iː/
Cách phát âm: Là âm i dài, khi phát âm bạn cần kéo dài âm “i”. Âm này được phát ra từ bên trong khoang miệng mà không đẩy hơi ra ngoài. Để phát âm đúng, bạn hãy mở rộng môi sang hai bên như khi đang mỉm cười và nâng lưỡi lên cao.
Ví dụ: sea /siː/, green /ɡriːn/
- /e/
Cách phát âm: Âm /e/ trong tiếng Anh tương tự âm “e” trong tiếng Việt nhưng có cách phát âm ngắn hơn. Khi phát âm âm /e/, môi mở rộng sang hai bên rộng hơn so với khi phát âm âm /ɪ/, và lưỡi cũng hạ thấp hơn so với âm /ɪ/.
Ví dụ: bed /bed/ , head /hed/
- /ə/
Cách phát âm: Âm ơ ngắn trong tiếng Anh thường được phát âm như âm ơ trong tiếng Việt nhưng ngắn và nhẹ hơn.
Ví dụ: banana /bəˈnɑːnə/, doctor /ˈdɒktə(r)/
- /ɜ:/
Cách phát âm: Âm này đọc là ơ nhưng cong lưỡi lên và phát âm từ trong khoang miệng. Môi hơi mở rộng, lưỡi chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm.
Ví dụ: burn /bɜːn/, birthday /ˈbɜːθdeɪ/
- /ʊ/
Cách phát âm: Âm u ngắn trong tiếng Anh khá giống âm ư trong tiếng Việt, nhưng khi phát âm hơi được đẩy từ cổ họng mà không dùng môi, không căng cơ môi khi phát âm âm này.
Ví dụ: good /ɡʊd/, put /pʊt/
- /u:/
Cách phát âm: Âm u dài được phát âm từ khoang miệng nhưng không thổi hơi ra ngoài, lưỡi nhấc cao lên và tròn môi.
Ví dụ: goose /ɡuːs/, school /sku:l/
- /ɒ/
Cách phát âm: Âm o ngắn phát âm tương tự như âm o trong tiếng Việt nhưng ngắn hơn, lưỡi hạ thấp và môi hơi tròn.
Ví dụ: hot /hɒt/, box /bɒks/
- /ɔ:/
Cách phát âm: Phát âm như âm o trong tiếng Việt rồi cong lưỡi lên, không phát âm từ trong khoang miệng, lưỡi cong chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm.
Ví dụ: ball /bɔːl/, law /lɔː/
- /ʌ/
Cách phát âm: Âm này lai giữa âm ơ và Ă của tiếng Việt, hơi nghiêng về âm ă hơn. Khi phát âm phải bật hơi ra, lưỡi nhấc lên cao và miệng thu hẹp lại.
Ví dụ: come /kʌm/, love /lʌv/
- /ɑ:/
Cách phát âm: Đọc âm a kéo dài, âm phát ra từ khoang miệng, lưỡi hạ thấp và mở rộng môi.
Ví dụ: start /stɑːt/, father /ˈfɑːðə(r)/
- /æ/
Cách phát âm: Âm a bẹt có đặc điểm hơi giống giữa âm a và e, mang cảm giác như bị nén xuống. Khi phát âm, miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp. Lưỡi cũng hạ rất thấp xuống.
Ví dụ: trap /træp/, bad /bæd/
- /ɪə/
Cách phát âm: Nguyên âm đôi. Âm bắt đầu bằng /ʊ/ và dần chuyển sang âm /ə/. Môi từ từ mở ra nhưng không mở quá rộng. Lưỡi dần dần đẩy về phía trước.
Ví dụ: near /nɪə(r)/, here /hɪə(r)/
- /eə/
Cách phát âm: Phát âm bằng cách bắt đầu với âm /e/ rồi dần dần chuyển sang âm /ə/. Khi đó, môi cần hơi thu hẹp lại và lưỡi từ từ lùi về phía sau.
Ví dụ: face /feɪs/, day /deɪ/
- /eɪ/
Cách phát âm: Để phát âm, bắt đầu với âm /ɔ:/ rồi từ từ chuyển sang âm /ɪ/. Hãy làm dẹt môi ra hai bên. Đưa lưỡi lên và đẩy nó dần về phía trước.
ví dụ: choice /tʃɔɪs/, boy /bɔɪ/
- /aɪ/
Cách phát âm: Đọc âm /ɑ:/ rồi từ từ chuyển sang âm /ɪ/. Môi từ từ dẹt ra hai bên. Lưỡi nâng lên và nhẹ nhàng đẩy hơi về phía trước. Phát âm âm này kéo dài hơi một chút.
ví dụ: nice /naɪs/, try /traɪ/
- /əʊ/
Cách phát âm: Bắt đầu đọc âm / ə/ và dần dần chuyển sang âm / ʊ /. Bạn sẽ thấy môi mở rộng từ hơi nhỏ đến tròn hơn và lưỡi lùi dần về phía sau.
Ví dụ: goat /ɡəʊt/, show /ʃəʊ/
- /aʊ/
Cách phát âm: Đọc âm / ɑ: / trước, sau đó chuyển dần sang âm /ʊ/. Môi tròn và lưỡi hơi thụt về phía sau.
Ví dụ:mouth/maʊθ/, cow /kaʊ/
- /ʊə/
Cách phát âm: Chuyển từ phụ âm sau /ʊ/ sang nguyên âm trung /ə/. Khi phát âm, bắt đầu mở tròn môi, hơi bè hướng ra ngoài, mặt lưỡi đặt ở phía trong của miệng và hướng lên gần ngạc trên. Miệng mở ra và đưa lưỡi lùi về giữa khoang miệng.
Ví dụ: sure /∫ʊə(r)/ , tour /tʊə(r)/
Phụ âm (Consonants)
- /p/
Cách phát âm: Đọc khá giống với âm P trong tiếng Việt, 2 môi chặn luồng khí trong miệng và bật ra sau đó. Cảm giác như làm dây thanh quản rung nhẹ.
Ví dụ: pen /pen/, copy /ˈkɒpi/
- /b/
Cách phát âm: Đọc tương tự âm b của tiếng Việt. Để 2 môi chặn luồng khí từ trong miệng rồi bật ra. Dây thanh quản rung nhẹ.
Ví dụ: back /bæk/, job /dʒɒb/
- /t/
Cách phát âm: Đọc tương tự âm T trong tiếng Việt nhưng hơi bật mạnh hơn. Khi phát âm, đặt đầu lưỡi ở dưới nướu. Khi bật không khí ra ngoài thì đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. 2 răng khít lại, mở cho luồng khí thoát ra ngoài, nhưng không để dây thanh quản bị rung.
Ví dụ: tea /tiː/, tight /taɪt/
- /d/
Cách phát âm: Cách đọc như âm CH. Nhưng khác là hơi tròn môi, khi nói phải chu về phía trước. Khi luồng khí thoát ra ngoài thì môi không còn tròn nữa, lưỡi thẳng, chạm vào hàm dưới để không khí thoát ra ngoài bề mặt lưỡi không làm ảnh hưởng đến dây thanh quản.
Ví dụ: day /deɪ/, ladder /ˈlædə(r)/
- /t∫/
Cách phát âm: Cách đọc như âm CH. Nhưng khác là hơi tròn môi, khi nói phải chu về phía trước. Khi luồng khí thoát ra ngoài thì môi không còn tròn nữa, lưỡi thẳng, chạm vào hàm dưới để không khí thoát ra ngoài bề mặt lưỡi không làm ảnh hưởng đến dây thanh quản.
Ví dụ: church /ʧɜːʧ/, match /mætʃ/
- /dʒ/
Cách phát âm: Phát âm giống /t∫/ nhưng hơi rung dây thanh quản. Phát âm giống /t∫/ nhưng hơi rung dây thanh quản. Cách đọc cũng tương tự, môi hơi tròn và chu về phía trước, khi luồng khí phát ra, lưỡi thẳng, chạm hàm dưới để không khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.
Ví dụ: age /eiʤ/, gym /dʒɪm/
- /k/
Cách phát âm: Phát âm giống âm K trong tiếng Việt nhưng hơi bật mạnh bằng cách nâng phần sau lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khí mạnh bật ra ngoài và không gây tác động đến dây thanh quản.
Ví dụ: key /ki:/, school /sku:l/
- /g/
Cách phát âm: Phát âm giống như âm G trong tiếng Việt. Khi đọc bạn cần nâng phần sau lưỡi, chạm ngạc mềm và hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra làm cho dây thanh quản rung.
Ví dụ: get /ɡet/, ghost /ɡəʊst/
- /f/
Cách phát âm: Phát âm tương tự PH của tiếng Việt. Khi phát âm, hàm trên chạm vào môi dưới.
Ví dụ: fat /fæt/, coffee /ˈkɒfi/
- /v/
Cách phát âm: Đọc như âm V trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới.
Ví dụ: view /vjuː/, move /muːv/
- /ð/
Cách phát âm: Khi đọc nên đặt đầu lưỡi giữa 2 hàm răng để luồng khó thoát ra, thanh quản không rung.
Ví dụ: this /ðɪs/, other /ˈʌðə(r)/
- /θ/
Cách phát âm: Đặt đầu lưỡi giữa 2 hàm răng để không khí thoát ra sao cho thanh quản không rung.
Ví dụ: thin /θɪn/, path /pɑːθ/
- /s/
Cách phát âm: Đặt lưỡi lên làm trên, nâng ngạc mềm, luồng khí thoát ra từ giữa lợi và mặt lưỡi nên không làm rung thanh quản.
Ví dụ: soon /suːn/, sister /ˈsɪstə(r)/
- /z/
Cách phát âm: Đặt lưỡi chạm nhẹ lên hàm trên, nâng ngạc mềm và luông khí thoát ra giữa lợi và lưỡi không làm rung dây thanh quản.
Ví dụ: zero /ˈzɪərəʊ/, buzz /bʌz/
- /∫/
Cách phát âm: Khi phát âm hãy chu môi ra hướng về phía trước. Mặt lưỡi chạm vào lợi ở hàm trên và nâng phần phía trước của lưỡi lên.
Ví dụ: ship /ʃɪp/, sure /ʃɔː(r)/
- /ʒ/
Cách phát âm: Chu môi hướng về phía trước. Mặt lưỡi chạm lợi hàm trên và nâng phần trước của lưỡi lên và đọc sao cho rung dây thanh quản.
Ví dụ: pleasure /’pleʒə(r), vision /ˈvɪʒn/
- /m/
Cách phát âm: Đọc tương tự như âm M trong tiếng Việt, 2 môi khép lại, luồn khí thoát ra bằng mũi.
Ví dụ: money /ˈmʌn.i/ mean /miːn/
- /n/
Cách phát âm: Đọc như âm N nhưng khi đọc hé môi, đầu lưỡi chạm lợi của hàm trên, chặn để lường khí phát ra từ mũi.
Ví dụ: nice /naɪs/, sun /sʌn/
- /ŋ/
Cách phát âm: Khi đọc thì chặn luồng khí ở lưỡi, hé môi, khí phát ra từ mũi, thanh quản rung. Phần sau của lưỡi nâng lên và chạm vào ngạc mềm.
Ví dụ: ring /riŋ/, long /lɒŋ/
- /h/
Cách phát âm: Phát âm như âm H trong tiếng Việt, lưỡi hạ thấp để luồng khí thoát ra, hé nửa môi, thanh quản không rung.
Ví dụ: hot /hɒt/, behind /bɪˈhaɪnd/
- /l/
Cách phát âm: Lưỡi cong từ từ, răng chạm hàm trên và môi mở rộng hoàn toàn, đầu lưỡi cong từ từ sau đó đặt vào môi hàm trên, thanh quản rung.
Ví dụ: light /laɪt/, feel /fiːl/
- /r/
Cách phát âm: Khi phát âm, lưỡi cong vào trong, tròn môi và hơi chu về phía trước. Khi luồng khí thoát ra thì thả lỏng lưỡi.
Ví dụ: right /raɪt/, sorry /ˈsɒri/
- /w/
Cách phát âm: Tròn môi, chu về phía trước và thả lõng lưỡi. Khi không khí thoát ra thì môi mở rộng mà lưỡi vẫn thả lỏng.
Ví dụ: wet /wet/, win /wɪn/
- /j/
Cách phát âm: Khi đọc, nâng phần lưỡi trước lên gần ngạc cứng, đẩy luồng khí thoát ra giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng nhưng không tạo ra tiếng ma sát làm rung dây thanh quản ở họng. Phần lưỡi hơi nâng lên và thả lỏng.
Ví dụ: yes /jes/ , use /ju:z/
Gửi bài nói cho giáo viên chấm chữa
Một cách hiệu quả để cải thiện kỹ năng nói nhanh nhất chính là gửi các bài nói của bạn cho giáo viên hoặc người có kinh nghiệm chấm và chữa lỗi. Nhận phản hồi từ giáo viên giúp bạn nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó có kế hoạch cải thiện cụ thể.
Luyện bằng cách tự nói chuyện
Luyện kỹ năng speaking bằng cách tự nói chuyện là một phương pháp hiệu quả để cải thiện khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện:
Shadowing
Phương pháp này như một lối tắt giúp bạn cải thiện kỹ năng phát âm và phản xạ tiếng Anh của mình. Để thực hành shadowing bạn chỉ cần thực hiện 3 bước đơn giản:
- Bước 1: Lựa chọn nguồn nghe đầy đủ 4 yếu tố bao gồm phụ đề, chủ đề, phù hợp với trình độ của bản thân và nội dung nghe có độ dài dưới 5 phút. Bạn có thể lựa chọn 1 trong những nguồn nghe đã được gợi ý ở phần “Ôn luyện bài thi nghe” đã được chia sẻ ở trên.
- Bước 2: Nghe ít nhất 3 lần để nắm được ý chính và bố cục của bài nói đồng thời ghi chú các từ vựng mà bạn chưa biết ra giấy
- Bước 3: Nghe, đọc phụ đề và nhại lại những gì đã được nói trong video. Nếu tốc độ nói quá nhanh bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh xuống 0.5 hoặc 0.75 rồi tăng dần khi bạn đã quen.
Mấu chốt của phương pháp này là không phải bạn luyện tập được bao nhiêu video mà quan trọng là 1 video bạn luyện tập được bao nhiêu lần.
Tự tập nói và ghi âm theo chủ đề
Đây là phương pháp được khá nhiều giảng viên ngoại ngữ đề xuất sinh viên có thể tự luyện nói tiếng Anh một cách trôi chảy. Tương tự kỹ năng shadowing, phương pháp này cũng có 3 bước:
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị những nội dung mà mình muốn nói. Hãy bắt đầu từ các đoạn hội thoại trước sau đó nâng cấp lên thành những chủ đề giao tiếp thường hay gặp như ẩm thực, du lịch, sở thích, nghề nghiệp,…
- Bước 2: Lấy điện thoại ghi âm những gì mình đã nói ở lượt đầu tiên, sau đó bạn hãy nghe lại và đánh dấu tất cả những lỗi mình từng gặp phải trong quá trình nói, nó có thể là việc bạn phát âm sai, ậm ự hay thậm chí nói nhầm qua 1 từ khác hoàn toàn.
- Bước 3: Dựa trên những ghi chép mà mình đã đánh dấu và bắt đầu ghi âm lại lần thứ 2. Hãy thực hiện liên tục bước này cho đến khi bạn cảm thấy hài lòng với kỹ năng nói của mình.
Ôn luyện bài thi đọc
Các chiến lược làm bài thông minh sẽ giúp bạn đạt được điểm cao trong bài thi đọc. Hãy cùng khám phá 1 số bí quyết dưới đây để tối ưu hoá thời gian làm bài của mình bạn nhé.
Luyện kỹ năng khoanh vùng keyword
Đây là kỹ năng cần thiết giúp bạn tiết kiệm thời gian khi làm bài đọc. Khi đọc câu hỏi, hãy xác định các từ khóa chính và tìm đoạn văn chứa các từ khóa đó. Việc này giúp bạn tập trung vào những phần quan trọng và trả lời câu hỏi nhanh chóng hơn.
Ví dụ:
Câu hỏi: “What are the main benefits of reading bilingual books?”
Bài đọc:
“Reading bilingual books can significantly enhance your language skills. These books offer a unique opportunity to learn new vocabulary in context and understand the grammatical structure of a language. Moreover, they help improve comprehension and cultural awareness.”
Các bước khoanh vùng keyword:
Xác định từ khóa chính trong câu hỏi: “main benefits” và “reading bilingual books”.
Tìm từ khóa trong bài đọc: Đọc lướt và nhận ra đoạn văn có chứa từ khóa “reading bilingual books” và các từ liên quan đến “benefits” như “enhance language skills”, “learn new vocabulary”, “understand grammatical structure”, “improve comprehension”, “cultural awareness”.
Khoanh vùng và đọc kỹ: Đọc kỹ đoạn văn đã xác định để trả lời câu hỏi.
Câu trả lời:
“The main benefits of reading bilingual books are enhancing language skills, learning new vocabulary in context, understanding grammatical structure, improving comprehension, and increasing cultural awareness.”
Đọc sách song ngữ
Phương pháp hữu ích này sẽ giúp bạn hiểu ngữ cảnh và cách sử dụng từ vựng một cách tự nhiên. Bạn có thể bắt đầu với các cuốn sách đơn giản và dần dần chuyển sang các tài liệu phức tạp hơn để cải thiện kỹ năng đọc hiểu. Để việc học trở nên hấp dẫn và có hiệu quả cao hơn, bạn có thể chọn sách theo chủ đề mà bạn quan tâm.
Chẳng hạn bạn đang quan tâm về chủ đề nghề nghiệp, hãy bắt đầu với các sách đơn giản mô tả các loại nghề nghiệp, công việc hàng ngày của từng nghề. Điều này giúp bạn nắm vững từ vựng và cấu trúc câu cơ bản. Sau khi nắm vững, bạn có thể chuyển sang các sách nâng cao hơn, phân tích sâu từng nghề nghiệp, mô tả cơ hội nghề nghiệp và sự liên quan giữa các ngành nghề khác nhau. Các sách này không chỉ cung cấp từ vựng chuyên ngành mà còn giúp bạn hiểu sâu hơn về các lĩnh vực nghề nghiệp.
Luyện kỹ năng phân bổ thời gian
Nếu bạn không thể trả lời một câu hỏi trong vòng 2 phút, hãy chuyển sang câu khác để tránh mất thời gian. Quay lại các câu hỏi khó sau khi hoàn thành các câu dễ giúp bạn tối ưu hóa thời gian và đạt kết quả tốt hơn.
Video đi kèm:
https://drive.google.com/file/d/1_D4WE3ixAzvakTSyOSCOw9RWpdEn2DOh/view?usp=drive_link
Ôn luyện bài thi viết
Bài thi viết trong kỳ thi VSTEP yêu cầu bạn phải có khả năng tổ chức và trình bày ý tưởng một cách rõ ràng, logic và mạch lạc. Để đạt điểm cao trong phần thi này, bạn cần không chỉ nắm vững ngữ pháp và từ vựng mà còn phải biết cách lập dàn ý và sử dụng các mẫu câu chuẩn.
Chọn lọc và học thuộc template chuẩn
Việc sử dụng các mẫu câu và cấu trúc chuẩn giúp bạn viết bài nhanh chóng và hiệu quả hơn. Hãy tìm các template phù hợp, học thuộc và áp dụng vào bài viết của mình. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo bài viết có cấu trúc rõ ràng và logic.
Học từ vựng theo nhóm
Học từ vựng theo nhóm chủ đề là phương pháp giúp bạn tổ chức từ vựng theo các chủ đề cụ thể, giúp dễ nhớ hơn và sử dụng chúng một cách linh hoạt hơn trong giao tiếp và viết lách. Dưới đây là cách bạn có thể lập danh sách từ vựng theo nhóm chủ đề và sử dụng chúng trong câu hoặc đoạn văn.
Chọn một chủ đề mà bạn muốn học từ vựng
Ví dụ: Thời tiết, Đồ ăn, Gia đình, Công việc, v.v.
Lập danh sách từ vựng
Ghi lại tất cả các từ vựng liên quan đến chủ đề đó. Ví dụ, với chủ đề “Thời tiết”, bạn có thể liệt kê các từ sau:
- Sunny (Nắng)
- Rainy (Mưa)
- Windy (Gió)
- Stormy (Bão)
- Warm (Ấm áp)
- Cold (Lạnh)
Sử dụng từ vựng trong câu hoặc đoạn văn
Tạo các câu hoặc đoạn văn sử dụng các từ vựng đã học. Ví dụ:
Chủ đề: Thời tiết
- Today, the weather is sunny and very warm. (Hôm nay trời nắng đẹp và rất ấm áp.)
- The weather forecast says there will be a storm tomorrow. (Dự báo thời tiết cho biết sẽ có bão vào ngày mai.)
- I like rainy days because the air becomes fresher. (Tôi thích những ngày mưa vì không khí trở nên trong lành hơn.)
Luyện gõ phím nhanh
Sau khi học thuộc các mẫu câu và cấu trúc, hãy thực hành gõ chúng trên máy tính. Việc này giúp bạn quen tay và tối ưu hóa thời gian làm bài thi. Khi có thể gõ nhanh, bạn sẽ có thêm thời gian để kiểm tra và sửa lỗi ngữ pháp, chính tả, tránh mất điểm oan uổng. Việc luyện gõ phím nhanh cũng giúp bạn phản ứng kịp thời với các đề bài khác nhau và tăng hiệu quả trong phần thi viết.
Tổng hợp tài liệu ôn thi VSTEP A2, B1, B2, C1
Dưới đây là tổng hợp tài liệu ôn thi cho các trình độ VSTEP từ A2 đến C1, bao gồm sách, file PDF, và đề thi thử. Các tài liệu này được chọn lọc kỹ lưỡng để giúp bạn ôn luyện một cách hiệu quả nhất.
- Tài liệu Vstep A2 – Link driver Dowload PDF
Đề thi Vstep A2 của Bộ Giáo dục – Đề 1, 2, 3: https://drive.google.com/drive/folders/1y0Qj4QEFXsqERRVYzT7uS33gFG8To0-G
- Tài liệu Vstep B1, B2 – Link driver Dowload PDF
Tài liệu nâng cao từ vựng và ngữ pháp ôn thi Vstep B1, B2 kèm cẩm nang luyện thi Vstep b2, b1: https://drive.google.com/drive/folders/1BCzKrWGIia4ksvvhOQlh6Pv35CHOZ9nZ
- Tài liệu Vstep C1, C2 – Link driver Dowload PDF
Sách ôn ngữ pháp và từ vựng: https://drive.google.com/drive/folders/1xoS70VVlvfF7Drwka4tfu6hNiwYOeLUA
Top 4 trung tâm luyện thi VSTEP tốt nhất 2025
Khi lựa chọn trung tâm luyện thi VSTEP, điều quan trọng là tìm được nơi có chất lượng giảng dạy cao và phù hợp với nhu cầu học tập của bạn. Dưới đây là danh sách top 4 trung tâm luyện thi VSTEP online và offline tốt nhất năm 2024 mà bạn có thể tham khảo.
Trung tâm luyện thi Vstep Edulife
Edulife được biết đến là một trong những trung tâm anh ngữ chuyên luyện thi các loại chứng chỉ tiếng Anh như VSTEP, APTIS,… với đội ngũ giáo viên dày dặn kinh nghiệm và không ngừng cập nhật xu hướng đề và phương pháp giảng dạy chất lượng nhằm mang đến khoá học phù hợp cho học viên.
Điểm nổi bật của trung tâm
Trung tâm Edulife là đơn vị đầu tiên cam kết hỗ trợ học viên thi đạt bằng bản hợp đồng, học viên sẽ được hỗ trợ học tập và ôn tập cho đến khi đạt chứng chỉ mà không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào. Ngoài ra, Edulife còn thiết kế mô hình học tập chuyên nghiệp 4 kèm 1, học viên được hỗ trợ 24/7 qua các kênh tạo ra sự nhanh chóng, tiện lợi trong quá trình học tập. Hơn thế nữa, trung tâm còn cung cấp tài liệu miễn phí, bám sát cấu trúc đề thi thực tế và xây dựng lộ trình học chi tiết, rõ ràng cho từng học viên.
Thông tin liên hệ trung tâm
Địa chỉ:
- Số 15-17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
- Số 72 Nguyễn Văn Linh, Nam Dương, Hải Châu, Tp Đà Nẵng
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Quận 10, TPHCM
Số điện thoại: 18006581 – 0867.287.235 – 18006581
Trung tâm Vivian
Trung tâm ngoại ngữ Vivian là nơi đào tạo chứng chỉ tiếng Anh Vstep theo giấy phép đào tạo 2694/ GCN – SGDĐT. Vivian được thành lập vào năm 2020 với mục tiêu chính là chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức học và ôn thi hiệu quả đến nhiều người hơn. Vivian còn cho ra mắt khá nhiều bộ sách tiếng Anh thịnh hành với NXB Đại học Quốc gia HN.
Điểm nổi bật của trung tâm
Đội ngũ giảng viên tại Vivian với hơn 10 năm kinh nghiệm luôn cam kết hỗ trợ học viên thi đạt chứng chỉ tiếng Anh rút ngắn thời gian ôn tập. Vivian luôn lấy khách hàng làm trung tâm làm tiêu chí hàng đầu để đánh giá và cải thiện chất lượng dịch vụ.
Thông tin liên hệ trung tâm
Địa chỉ: LK 20 Bắc Hà, ngõ 2 Nguyễn Văn Lộc, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội
Số điện thoại: 097.4498.347
Trung tâm Khảo thí – Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN
Là trung tâm khảo thí chính thức của Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN, trung tâm đảm bảo chất lượng và uy tín trong việc tổ chức thi và luyện thi VSTEP. Trung tâm Khảo thí có chức năng xây dựng và quản lý ngân hàng đề thi, tổ chức và thực hiện các hoạt động đánh giá năng lực của các thí sinh.
Điểm nổi bật của trung tâm
Địa điểm tổ chức thi chuẩn, giáo viên kinh nghiệm và chương trình học được cập nhật liên tục để phù hợp với yêu cầu của kỳ thi VSTEP.
Thông tin liên hệ trung tâm
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
Số điện thoại: 0243.754.7269
VSTEP EASY – Luyện thi VSTEP dễ dàng
VSTEP EASY là trung tâm luyện thi xây dựng lộ trình học riêng cho từng các nhân phù hợp với năng lực với từng học viên. Trung tâm luôn chú trọng đến việc phát triển kỹ năng thực tế và cung cấp các khóa học linh hoạt phù hợp với nhu cầu của học viên.
Điểm nổi bật của trung tâm
VSTEP EASY trang bị kiến thức đầy đủ 4 kỹ năng cho học viên và cung cấp nhiều bộ đề trong xuyên suốt chương trình học.
Thông tin liên hệ trung tâm
Địa chỉ: Số G12 – LK19A-19B, Đường Lê Trọng Tấn Hà Đông, Hà Nội
Số điện thoại: 0867388625
Chuẩn bị cho kỳ thi VSTEP là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì, kỷ luật và phương pháp học tập đúng đắn. Với những chiến lược luyện thi VSTEP chi tiết và tài liệu mới nhất 2024 được chia sẻ ở trên, hy vọng rằng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để tự tin bước vào kỳ thi và đạt kết quả cao.