THÔNG BÁO: EDULIFE KHÔNG TUYỂN SINH CÁC LỚP THẠC SĨ
Edulife thông báo không tuyển sinh vào các lớp đào tạo thạc sĩ trong thời gian tới. Chúng tôi chỉ đào tạo chứng chỉ tiếng anh Xin cảm ơn!
Thạc sĩ hay cao học là bậc học sau đại học, chuyên sâu về nghiên cứu học thuật. Học thạc sĩ mấy năm, điều kiện học thạc sĩ là gì là những thắc mắc của thí sinh khi tìm hiểu về việc học thạc sĩ. Cùng Edulife tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Thời gian học thạc sĩ mấy năm? Phân loại các chương trình thạc sĩ
Theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 15/05/2014 quy định thời gian đào tạo trình độ Thạc sĩ như sau:
- Tối đa 3.5 năm đối với các khóa thạc sĩ có thời gian đào tạo 1.5 năm
- Tối đa 04 năm đối với các khóa thạc sĩ có thời gian đào tạo 02 năm
Chương trình đào tạo Thạc sĩ gồm 3 phần kiến thức như sau
- Phần 1: Kiến thức chung
- Phần 2: Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
- Phần 3: Luận văn Thạc sĩ hoặc Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ (tùy ngành)
Phân loại chương trình thạc sĩ:
Thạc sĩ nghiên cứu: Thạc sĩ nghiên cứu dành cho giảng viên các trường đại học và cao đẳng, hoặc các nghiên cứu viên các viện nghiên cứu công hoặc tư, các tổ chức công và tư.
Chương trình thạc sĩ nghiên cứu được thiết kế theo hướng cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu của ngành, chuyên ngành và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu khoa học. Thạc sĩ nghiên cứu sẽ thường có định hướng học lên nghiên cứu sinh tiến sĩ (Ph.D.)
Thạc sĩ ứng dụng: Thạc sĩ ứng dụng dành cho các anh chị đang làm thực tế, chuyên viên, quản lý, điều hành trong các doanh nghiệp, các tổ chức công và tư, cơ quan công, hành chính sự nghiệp, cơ quan thực.
Chương trình thạc sĩ ứng dụng giúp người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp, có khả năng thiết kế sản phẩm, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan.
Nhìn chung, người đã xác định học theo hướng ứng dụng thì thường không học tiếp lên tiến sĩ. Nếu thay đổi ý định học tiếp lên tiến sĩ (Ph.D.) sẽ phải học bổ sung về phương pháp nghiên cứu hoặc cần tham gia thực tập nghiên cứu (cùng với chuyên gia nghiên cứu) trước khi đăng ký học tiến sĩ, hoặc học tiến sĩ theo hướng thực hành dành cho thạc sĩ theo hướng ứng dụng nhưng số này rất hạn chế.
Thạc sĩ theo mô hình tích hợp: Hay còn gọi là chương trình tích hợp cử nhân – thạc sĩ hoặc kỹ sư – thạc sĩ. Người học sẽ rút ngắn được thời gian học thạc sĩ xuống 1-1.5 năm vì sinh viên có thể tích lũy các tín chỉ trong chương trình đào tạo thạc sĩ ngay từ năm cuối đại học nếu đạt kết quả học tập loại khá trở lên.
Khi xem xét các điều kiện học thạc sĩ tại Việt Nam, bạn cũng nên cân nhắc những chương trình phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin về thạc sĩ xây dựng, bài viết này sẽ giúp bạn đánh giá liệu đây có phải là sự lựa chọn đúng đắn hay không.
Chương trình tích hợp thạc sĩ được thiết kế riêng, liền mạch từ bậc đại học lên cao học và định hướng người học theo con đường nghiên cứu ngay từ bậc đại học. Mô hình này thường có tại những ngành kỹ thuật, đa số cử nhân sẽ chọn học tiếp lên thạc sĩ.
Khi phân loại các chương trình thạc sĩ, việc lựa chọn trường học cũng rất quan trọng. Nếu bạn đang suy nghĩ về ngành marketing, hãy tham khảo thêm thông tin từ bài viết về học thạc sĩ marketing ở đâu tốt để có lựa chọn phù hợp.
Điều kiện học thạc sĩ tại Việt Nam là gì?
Theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh muốn đăng kí học thạc sĩ tại Việt Nam cần đáp ứng được hai yếu tố cơ bản dưới đây để tham gia thi đầu vào (hoặc xét tuyển đầu vào) thạc sĩ tại các trường Đại học tại Việt Nam
Yêu cầu về bằng Đại học chuyên ngành
Thí sinh đã tốt nghiệp hoặc đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học ngành phù hợp với ngành học thạc sĩ là điều kiện bắt buộc và cũng là điều kiện quan trọng nhất.
Theo Bộ Giáo dục quy định, ngành phù hợp (hoặc trình độ tương đương) là ngành đào tạo ở đại học ở trình độ đại học trang bị cho người học các nền tảng kiến thức chuyên môn cần thiết để học tiếp chương trình đào tạo thạc sĩ của ngành tương ứng, được quy định cụ thể trong đầu vào trong chương trình đào tạo của ngành thạc sĩ; cơ sở đào tạo quy định những trường hợp phải hoàn thành yêu cầu học bổ sung trước khi tham gia dự tuyển.
Ngoài ngành phù hợp, có một số ngành gần cũng có thể được chấp nhận khi dự tuyển, tuy nhiên thí sinh phải học bổ sung một số môn học theo quy định.
Chú ý: Với thạc sĩ nghiên cứu, thí sinh cần phải có kết quả học tập bậc Đại học đạt từ bậc Khá trở lên, hoặc phải có công trình nghiên cứu khoa học được xét duyệt.
Yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ Vstep bậc 3
Bất cứ chương trình đào tạo thạc sĩ của trường nào thì cũng luôn đảm bảo quy định về ngoại ngữ khi tuyển sinh. Thí sinh phải có năng lực ngoại ngữ từ bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam Vstep
Một số trường hợp được miễn chứng chỉ ngoại ngữ Vstep bao gồm:
- Thí sinh đã có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;
- Thí sinh đã có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do chính cơ sở đào tạo cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
- Thí sinh có một trong các văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Trên thực tế, chứng chỉ bậc 3 Vstep được nhiều thí sinh thi thạc sĩ sử dụng trong hồ sơ bởi nó được Bộ Giáo dục quy định, mức độ đề thi cũng tương đối đơn giản hơn so với những chứng chỉ tiếng Anh tương đương.
Việc tìm hiểu các điều kiện và thời gian học thạc sĩ không chỉ giúp bạn chọn ngành học phù hợp mà còn cả trường học lý tưởng. Với những ai quan tâm đến ngành kế toán, bài viết nên học thạc sĩ kế toán ở đâu sẽ là tài liệu tham khảo quý giá.