VSTEP B1 là cấp độ đánh giá năng lực tiếng Anh được yêu cầu phổ biến với sinh viên, người đi làm để tốt nghiệp, du học, tăng cơ hội trong công việc. Việc không nắm rõ cấu trúc đề thi VSTEP B1 khiến thí sinh mất phương hướng, dễ rơi vào tâm lý hoang mang, ảnh hưởng đến kết quả thi. Edulife sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về định dạng đề thi B1 VSTEP và phương pháp ôn luyện hiệu quả, giúp bạn tự tin bước vào kỳ thi với sự chuẩn bị đầy đủ và vững chắc.
Giới thiệu tổng quan về văn bằng B1 VSTEP
Trước khi tìm hiểu về đề thi VSTEP B1, bạn cần hiểu đây là loại chứng chỉ tiếng Anh trong hệ thống bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam triển khai. VSTEP được thiết kế dựa theo Khung Tham chiếu Ngôn ngữ Chung Châu Âu (CEFR) và bao gồm 6 bậc, từ A1 đến C2. B1 nằm ở bậc trung cấp, phản ánh khả năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp thường ngày và trong môi trường học tập/làm việc cơ bản.

>> Xem thêm:
- Đăng ký thi tiếng Anh B1 cần chuẩn bị gì? Thi ở đâu?
- Hướng dẫn cách đăng ký thi tiếng Anh B1 Đại học Sư phạm
Cấu trúc đề thi VSTEP B1 chi tiết
Bài thi VSTEP B1 yêu cầu học viên hoàn thành trong khoảng 172 phút (gần 3 tiếng), làm bài hoàn toàn trên máy tính tại các địa điểm được cấp phép tổ chức kỳ thi. Bài thi chia thành 4 phần, tương ứng 4 kỹ năng (Nghe, Nói, Đọc, Viết), được chấm điểm theo thang điểm từ 0 – 10. Điểm tổng kết là trung bình cộng của bốn kỹ năng được làm tròn đến 0,5.
Mỗi phần đều có thời lượng và yêu cầu riêng, phản ánh khả năng giao tiếp tiếng Anh trong các tình huống học tập, làm việc và đời sống hàng ngày. Cụ thể như sau:
Kỹ năng Nghe – Listening
- Mục tiêu đánh giá: Phần này kiểm tra khả năng nghe hiểu thông tin cụ thể, nhận biết ý chính, thái độ hoặc quan điểm của người nói, cũng như hiểu được mục đích giao tiếp trong từng đoạn hội thoại hay bài nói.
- Thời lượng: Khoảng 40 phút.
- Cấu trúc: Gồm 3 phần, tổng cộng 35 câu hỏi.
- Hình thức: Thí sinh nghe các đoạn hội thoại, đoạn độc thoại hoặc thông báo ngắn và lựa chọn đáp án đúng trong 4 phương án (A, B, C, D). Các bài nghe có độ dài và độ phức tạp tăng dần, đòi hỏi thí sinh tập trung cao và ghi nhớ chi tiết chính xác.

Kỹ năng Đọc – Reading
- Mục tiêu đánh giá: Đo lường khả năng đọc hiểu qua việc tìm kiếm thông tin, hiểu ý chính, nhận biết lập luận và suy luận ngữ cảnh trong các đoạn văn thuộc nhiều chủ đề khác nhau.
- Thời lượng: 60 phút.
- Cấu trúc: Gồm 4 đoạn văn với 40 câu hỏi.
- Hình thức: Mỗi đoạn văn sẽ kèm theo nhiều câu hỏi trắc nghiệm (A, B, C, D). Các đoạn văn có độ dài tổng cộng từ khoảng 1900 đến 2050 từ, trải dài từ các chủ đề đời sống, giáo dục, khoa học đến xã hội học, với mức độ khó tăng dần.
Kỹ năng Viết – Writing
- Mục tiêu đánh giá: Kiểm tra khả năng viết dưới hai dạng chính: viết tương tác (email, thư từ) và viết học thuật (bài luận nêu quan điểm cá nhân).
- Thời lượng: 60 phút.
- Cấu trúc bài thi: Gồm 2 phần.
- Bài viết 1: Viết thư hoặc email khoảng 120 từ, phản hồi một tình huống cụ thể được mô tả sẵn. Phần này chiếm 1/3 tổng điểm của kỹ năng Viết.
- Bài viết 2: Viết một bài luận ngắn khoảng 250 từ, bày tỏ quan điểm về một vấn đề xã hội hoặc học thuật. Thí sinh cần đưa ra luận điểm rõ ràng, sử dụng dẫn chứng và lý lẽ hợp lý. Bài viết này chiếm 2/3 tổng điểm phần Viết.

Kỹ năng Nói – Speaking
- Mục tiêu đánh giá: Phần thi Nói đo lường khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh qua các tình huống quen thuộc, khả năng giải quyết vấn đề và trình bày mạch lạc quan điểm cá nhân.
- Thời lượng: Khoảng 12 phút.
- Cấu trúc: Gồm 3 phần.
- Phần 1 – Giao tiếp xã hội: Trả lời các câu hỏi đơn giản liên quan đến bản thân, thói quen, sở thích,… trong 2 chủ đề khác nhau.
- Phần 2 – Thảo luận tình huống: Nhận một tình huống giả định cùng ba giải pháp đề xuất. Thí sinh phải chọn một giải pháp tối ưu, nêu lý do lựa chọn và đưa ra nhận xét về hai giải pháp còn lại.
- Phần 3 – Trình bày chủ đề: Phát biểu ý kiến cá nhân về một chủ đề cho trước. Thí sinh có thể sử dụng dàn ý gợi ý hoặc tự xây dựng nội dung để phát triển câu trả lời. Cuối phần này, giám khảo sẽ đặt thêm vài câu hỏi mở rộng liên quan đến chủ đề.
>> Xem thêm:
Bí quyết ôn luyện tiếng Anh B1 hiệu quả
Sau khi đã nắm rõ cấu trúc và yêu cầu của đề thi VSTEP B1, bước tiếp theo quan trọng không kém chính là xây dựng cho mình lộ trình học tập hợp lý và chiến lược ôn luyện hiệu quả. Dưới đây là gợi ý chiến lược ôn luyện trước kỳ thi bạn có thể tham khảo:
- Đầu tiên, bạn cần làm một bài kiểm tra đánh giá tổng quan các kỹ năng để nhận diện được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, xác định những phần mình còn yếu và ưu tiên cải thiện.
- Sau đó, chia nhỏ mục tiêu học tập theo tuần hoặc theo ngày để thực hiện, duy trì động lực và kiểm soát tiến độ học rõ ràng.
- Nắm rõ cấu trục, yêu cầu từng phần thi trong đề thi VSTEP B1.
- Ngoài ra, ghi chú lại những lỗi sai trong quá trình học như lỗi ngữ pháp, phát âm chưa chuẩn,… để tránh lặp lại sai sót tương tự trong tương lai.
- Sưu tầm đề thi VSTEP B1 từ các tài liệu ôn thi đáng tin cậy để tham khảo.
- Song song với việc luyện từng kỹ năng riêng lẻ, bạn cũng nên thường xuyên làm đề thi thử theo đúng cấu trúc chuẩn của VSTEP B1.
- Đừng bỏ qua bước tự đánh giá và phân tích sau mỗi lần luyện đề để điều chỉnh kế hoạch học tập.

VSTEP B1 không chỉ là một kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ, mà còn là bước đệm quan trọng trong hành trình học tập và phát triển sự nghiệp của nhiều người. Thông qua việc tìm hiểu kỹ định dạng đề thi VSTEP B1 và áp dụng các phương pháp ôn luyện hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể từng bước nâng cao năng lực tiếng Anh của bản thân. Để thêm tự tin đạt kết quả cao và tiếp tục phát triển kỹ năng tiếng Anh cá nhân, hãy tham khảo các khóa học Edulife chúng tôi cung cấp nhé!