Chứng chỉ tin học cơ bản là yêu cầu cần thiết để xét tốt nghiệp và nộp hồ sơ cho nhiều vị trí công việc. Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ mọi thông tin liên quan đến chứng chỉ này chưa? Hãy cùng Edulife khám phá từ A – Z về chứng chỉ này qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Chứng chỉ công nghệ thông tin cơ bản là gì?
Chứng chỉ Tin học cơ bản hay còn gọi là chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản là một loại giấy chứng nhận cá nhân đạt được kiến thức, kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm cơ bản cần thiết theo quy định của Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.
Chứng chỉ này xác nhận người sở hữu đã nắm vững:
- Hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin: Nắm được các khái niệm cơ bản về máy tính, mạng internet, hệ điều hành.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng: Word, Excel, PowerPoint…
- Sử dụng internet một cách hiệu quả và an toàn: Tìm kiếm thông tin, gửi email, tham gia các diễn đàn trực tuyến.các thao tác cơ bản trên máy tính, thành thạo
Tiêu chuẩn chứng chỉ tin học (Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản):
Điều 2. Quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT
1. Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản gồm 06 mô đun sau:
a) Mô đun kỹ năng 01 (Mã IU01): Hiểu biết về CNTT cơ bản (Bảng 01, Phụ lục số 01).
b) Mô đun kỹ năng 02 (Mã IU02): Sử dụng máy tính cơ bản (Bảng 02, Phụ lục số 01).
c) Mô đun kỹ năng 03 (Mã IU03): Xử lý văn bản cơ bản (Bảng 03, Phụ lục số 01).
d) Mô đun kỹ năng 04 (Mã IU04): Sử dụng bảng tính cơ bản (Bảng 04, Phụ lục số 01).
đ) Mô đun kỹ năng 05 (Mã IU05): Sử dụng trình chiếu cơ bản (Bảng 05, Phụ lục số 01).
e) Mô đun kỹ năng 06 (Mã IU06): Sử dụng Internet cơ bản (Bảng 06, Phụ lục số 01).
>>> Xem thêm: Chứng chỉ tin học văn phòng: Định nghĩa, khái niệm tổng hợp từ A-Z
Học chứng chỉ công nghệ thông tin cơ bản để làm gì?
Chứng chỉ tin học cơ bản được coi là một trong những yêu cầu quan trọng và thiết yếu giúp người học hội nhập và tiến gần hơn tới thành công.
Chứng minh năng lực
Học chứng chỉ CNTT cơ bản giúp bạn khẳng định năng lực sử dụng máy tính và các phần mềm văn phòng một cách thành thạo. Đây là minh chứng rõ ràng rằng bạn đã trang bị đầy đủ kỹ năng tin học cơ bản cần thiết để đáp ứng yêu cầu của nhiều vị trí công việc khác nhau.
Tăng cơ hội việc làm
Nâng cao kỹ năng
Việc học chứng chỉ CNTT cơ bản không chỉ giúp bạn đáp ứng yêu cầu công việc mà còn nâng cao kỹ năng văn phòng, tăng hiệu quả làm việc hàng ngày. Thành thạo các kỹ năng tin học giúp bạn xử lý dữ liệu, soạn thảo văn bản, và quản lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác hơn.
Ai cần chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản
Sinh viên xét tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng
Hiện nay, nhiều trường Đại học, Cao đẳng yêu cầu chứng chỉ tin học cơ bản như điều kiện xét tốt nghiệp. Đây là cơ hội để sinh viên trang bị kỹ năng cần thiết, giúp tự tin hòa nhập môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Công chức viên chức
Theo quy định của Bộ Nội vụ, hồ sơ thi tuyển công chức, viên chức hoặc hồ sơ nâng hạng, chuyển ngạch đều yêu cầu chứng chỉ tin học cơ bản hoặc nâng cao để đủ điều kiện dự tuyển. Sở hữu chứng chỉ này không chỉ đáp ứng tiêu chí bắt buộc mà còn mở ra nhiều cơ hội thăng tiến, nâng lương, và phát triển sự nghiệp. Ngoài ra, nhiều công việc hiện nay cũng yêu cầu ứng viên phải có ít nhất chứng chỉ tin học cơ bản.
Ngoài ra một số cá nhân muốn cập nhật, nâng cao kiến thức tin học bắt kịp thời đại CNTT hiện nay có thể tham gia học chứng chỉ.
Nội dung chính của chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản
Phần 1. Khái niệm cơ bản về máy tính
Phần này sẽ giúp bạn hiểu cấu tạo và các thành phần quan trọng của một máy tính. Điều này bao gồm phần cứng, phần mềm, hệ điều hành và khái niệm về mạng máy tính. Các nội dung chính:
- Cấu tạo máy tính (phần cứng: CPU, RAM, ROM, HDD/SSD, card màn hình, mainboard, …; phần mềm: hệ điều hành, ứng dụng).
- Hệ điều hành (Windows, macOS, Linux – cơ bản về giao diện người dùng và thao tác cơ bản).
- Quản lý file và thư mục (cách quản lý file và thư mục trên máy tính)
- Khái niệm về mạng máy tính (Internet, Intranet).
Phần 2. Tin học văn phòng
Phần 2 sẽ hướng dẫn bạn các kỹ năng tin học văn phòng bao gồm các kỹ năng sử dụng phần mềm văn phòng cơ bản như Microsoft Word, Excel, và PowerPoint. Đây là những công cụ thiết yếu giúp bạn làm việc hiệu quả trong môi trường công sở.
- Microsoft Word: Soạn thảo văn bản, định dạng văn bản (phông chữ, cỡ chữ, màu sắc, căn lề, khoảng cách dòng, …), tạo bảng, chèn hình ảnh, chú thích, mục lục, làm việc với nhiều cột, …
- Microsoft Excel: Tạo bảng tính, nhập liệu, sử dụng công thức tính toán cơ bản (+, -, *, /, %), sử dụng hàm đơn giản (SUM, AVERAGE, MAX, MIN, …), định dạng số liệu, tạo biểu đồ đơn giản.
- Microsoft PowerPoint: Tạo bài trình chiếu, chèn văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, hiệu ứng chuyển trang, …
Phần 3. Internet và Email
Phần 3 sẽ giúp bạn hiểu rõ về Internet và Email, hai công cụ quan trọng trong việc kết nối và giao tiếp trực tuyến. Bạn sẽ học cách sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin và cách gửi, nhận email hiệu quả trong công việc.
- Sử dụng trình duyệt web (Chrome, Firefox, Edge, …).
- Tìm kiếm thông tin trên internet.
- Gửi và nhận email.
- An toàn thông tin trên mạng (nhận biết thư rác, lừa đảo trực tuyến, bảo mật mật khẩu).
Phần 4. An toàn thông tin
- Bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng.
- Nhận biết và tránh các mối đe dọa trực tuyến (virus, malware, phishing).
- Quản lý mật khẩu an toàn.
Hình thức thi và cấp chứng chỉ Tin học cơ bản
Hình thức thi ứng dụng CNTT cơ bản gồm hai bài thi: một bài thi Lý thuyết (trắc nghiệm) và một bài thi Thực hành. Cả hai bài thi đều là bắt buộc, và thí sinh phải đạt ít nhất 5 điểm ở mỗi bài thi mới đủ điều kiện cấp chứng chỉ. Đề thi được xây dựng dựa trên 06 mô đun kỹ năng cơ bản của Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT, quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.
Phần thi lý thuyết (trắc nghiệm máy tính)
Phần thi lý thuyết bao gồm các điểm sau:
- Hình thức thi: Trắc nghiệm trên phần mềm máy tính.
- Số lượng câu hỏi: 25 câu, được chọn ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi trong 6 mô đun.
- Thứ tự đáp án: Cũng được ngẫu nhiên so với tài liệu trong ngân hàng câu hỏi.
- Thời gian làm bài: 30 phút.
Phần thi thực hành (trên máy tính)
Phần thi thực hành gồm các điểm sau:
- Thời gian làm bài: 60 phút, thực hiện trực tiếp trên máy tính.
- Nội dung thi thực hành tập trung vào các kỹ năng sau:
- Hệ điều hành và Internet:
- Tạo thư mục, tạo tệp, nén tệp, tìm tệp, khởi chạy phần mềm.
- Tìm kiếm thông tin, tải và lưu tệp từ Internet.
- Soạn thảo và trình bày văn bản:
- Soạn thảo văn bản, thiết lập định dạng văn bản, đặt lề trang in.
- Sử dụng chữ to, đầu dòng, chia cột, tạo bảng biểu, chèn ảnh, đánh số trang.
- Sử dụng trình chiếu cơ bản: Trình bày slide, chèn phim/ảnh, tạo liên kết, tạo hiệu ứng cho đối tượng, định dạng văn bản.
- Sử dụng bảng tính cơ bản: Trình bày bảng tính, định dạng các ô, sử dụng một số hàm cơ bản như:
- Các hàm logic: AND, IF, OR, NOT.
- Các hàm thống kê: COUNT, COUNTA, COUNTIF, SUBTOTAL, MAX, MIN, AVERAGE, AVERAGEIF, RANK, RANK.EQ.
- Các hàm về thời gian: DAY, DAYS, DATE, MONTH, YEAR, TIME, HOUR, MINUTE, SECOND, TODAY, WEEKDAY.
- Các hàm toán học: ROUND, ROUNDUP, ROUNDDOWN, SUM, SUMIF.
- Các hàm tìm kiếm: HLOOKUP, VLOOKUP.
- Các hàm ký tự: FIND, LEFT, LEN, LOWER, MID, RIGHT, TRIM, UPPER.
- Các hàm Excel theo thể loại.
Edulife hiện đang khai giảng các khóa đào tạo cấp chứng chỉ Tin học chuẩn theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT. Khóa học được thiết kế bài bản, tập trung thực hành, giúp học viên nhanh chóng nắm vững kiến thức và kỹ năng tin học văn phòng từ cơ bản đến nâng cao. Liên hệ ngay với Edulife để được tư vấn và đăng ký!
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến chứng chỉ tin học cơ bản. Hy vọng bài viết của Edulife đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích!