EduLife
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Về EduLife
    • Đội ngũ giáo viên
    • Tác giả Hà Trần Edulife
    • Tuyển dụng
  • ĐĂNG KÝ HỌC
    • Ôn thi VSTEP
    • Ôn thi APTIS ESOL
    • Ôn thi TIN HỌC
    • Lịch thi
    • Lịch khai giảng
  • KIẾN THỨC VSTEP
    • Kiến thức A1 – A2
    • Kiến thức B1 – B2
    • Kiến thức C1 – C2
  • KIẾN THỨC APTIS
  • LIÊN HỆ
EduLife
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Về EduLife
    • Đội ngũ giáo viên
    • Tác giả Hà Trần Edulife
    • Tuyển dụng
  • ĐĂNG KÝ HỌC
    • Ôn thi VSTEP
    • Ôn thi APTIS ESOL
    • Ôn thi TIN HỌC
    • Lịch thi
    • Lịch khai giảng
  • KIẾN THỨC VSTEP
    • Kiến thức A1 – A2
    • Kiến thức B1 – B2
    • Kiến thức C1 – C2
  • KIẾN THỨC APTIS
  • LIÊN HỆ
EduLife

EduLife > Kiến thức tiếng anh > Ngữ pháp > Tìm hiểu chức năng, cấu trúc và cách dùng câu trực tiếp

vstep-bn

Tìm hiểu chức năng, cấu trúc và cách dùng câu trực tiếp

Hà Trần by Hà Trần
27/05/2025
in Kiến thức tiếng anh, Ngữ pháp

Bảng tổng hợp thông tin về câu trực tiếp trong tiếng Anh

Nội dung Chi tiết tổng quan
Định nghĩa (Definition) Câu trực tiếp là dạng câu dùng để ghi lại nguyên văn lời nói của ai đó, với mục đích phản ánh chính xác ngôn ngữ, sắc thái và biểu cảm mà người nói đã dùng.
Chức năng (Function) Giúp người viết hoặc người nói tái hiện nguyên trạng lời phát biểu, từ đó tăng tính chân thực, sinh động và thể hiện rõ sắc thái cá nhân trong lời thoại.
Quy chuẩn ngữ pháp (Grammar Rules) Lời nói sẽ đặt trong dấu ngoặc kép (“…”).

Câu trực tiếp có thể đi trước hoặc sau động từ tường thuật, và luôn giữ nguyên thì, đại từ và cấu trúc.

Phân loại (Categories) – Trực tiếp khẳng định (She said, “I understand.”)

– Trực tiếp phủ định (He said, “I don’t agree.”)

– Trực tiếp nghi vấn

– Trực tiếp mệnh lệnh, yêu cầu

Ví dụ (Examples) – Mary said, “The train is late.”

– “Did you see that?” he asked.

-“No more talking,” the teacher said firmly.

Cách nhận biết (Identification) Câu trực tiếp luôn đi kèm dấu ngoặc kép, và thường có động từ dẫn lời như say, ask, tell, reply… ở gần phần lời thoại.
Vị trí trong câu (Position) Lời thoại có thể được đặt:

– Sau động từ tường thuật: She said, “I’m home.”

– Trước: “I’m home,” she said.

Quy tắc sử dụng (Usage Rules) – Chữ đầu câu trong lời dẫn phải viết hoa.

– Đặt dấu phẩy sau động từ tường thuật nếu câu dẫn phía sau.

– Đảm bảo giữ nguyên cách nói của người gốc.

Lưu ý đặc biệt (Special Notes) – Không được thay đổi thì của động từ trong lời nói.

– Cần xác định rõ ai là người nói và nội dung họ nói để không gây hiểu lầm khi sử dụng.

Ứng dụng (Practical Use) Dùng phổ biến trong kể chuyện, viết tiểu thuyết, báo chí, và phỏng vấn, nơi việc truyền đạt ngữ điệu và cảm xúc chân thật là rất quan trọng.
Kết luận (Conclusion) Câu trực tiếp là công cụ mạnh mẽ trong tiếng Anh giúp ghi lại lời nói nguyên bản, tăng cường tính mô tả và cá nhân hóa trong lời văn và lời nói.

Trong giao tiếp tiếng Anh, câu trực tiếp (direct speech) là công cụ giúp truyền đạt chính xác lời nói hoặc suy nghĩ của người khác một cách sinh động và chân thực. Sử dụng mẫu câu này cần thể hiện nội dung rõ ràng, có khả năng nắm bắt đúng ngữ cảnh và sắc thái trong giao tiếp. Hãy tham khảo nội dung được Edulife chia sẻ dưới đây để hiểu rõ về chức năng, cấu trúc, cách dùng và một số lưu ý quan trọng nhằm tránh lỗi diễn đạt để dùng hiệu quả loại câu này nhé!

Nội dung bài viết
  1. Câu trực tiếp trong ngữ pháp tiếng Anh là gì?
  2. Chức năng của câu trực tiếp
    1. Truyền đạt chính xác lời nói
    2. Truyền đạt lại nguyên vẹn giọng điệu và cảm xúc
    3. Giúp câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn
    4. Dùng để trích dẫn trong báo cáo, thảo luận hoặc phỏng vấn
  3. Cấu trúc của câu trực tiếp
    1. Cấu trúc trực tiếp dạng câu khẳng định
    2. Cấu trúc trực tiếp dạng câu hỏi
    3. Câu trực tiếp dạng câu mệnh lệnh/yêu cầu
  4. Cách phân biệt câu trực tiếp với câu gián tiếp trong tiếng Anh
    1. Khác biệt về hình thức
    2. Về thì ngữ pháp
    3. Ví dụ
  5. Cách dùng câu trực tiếp trong tiếng Anh
    1. Thời điểm nên dùng câu trực tiếp
    2. Cách dùng dấu câu trong câu trực tiếp
    3. Một số lưu ý quan trọng khi dùng câu trực tiếp
  6. Các lỗi thường gặp khi dùng câu trực tiếp

Câu trực tiếp trong ngữ pháp tiếng Anh là gì?

Câu trực tiếp (Direct Speech) là hình thức được dùng để truyền đạt nguyên văn lời nói của ai đó với người khác. Có thể hiểu là câu để bạn viết hoặc nói lại chính xác những gì người khác đã nói mà không thay đổi ngữ pháp hay trật tự câu.

Câu trực tiếp thường xuất hiện nhiều trong văn nói, kể chuyện, phỏng vấn, tiểu thuyết,… Nó giúp bạn giữ nguyên giọng điệu, cảm xúc và nội dung lời nói của người được trích dẫn khi muốn truyền đạt với người khác.

Câu trực tiếp là câu khi bạn viết/nói lại chính xác lời người khác đã nói mà không thay đổi ngữ pháp
Câu trực tiếp là câu khi bạn viết/nói lại chính xác lời người khác đã nói mà không thay đổi ngữ pháp

Ví dụ:

  • Lisa said, “I’m baking a cake for Grandma’s birthday”. (Lisa nói: “Tớ đang nướng bánh cho sinh nhật của bà”.)
  • “Don’t forget to water the cactus,” Mark reminded me. (Mark nhắc tôi: “Đừng quên tưới cây xương rồng nhé.”)

Câu trực tiếp thường đi kèm dấu câu riêng biệt để phân biệt phần trích dẫn với phần còn lại của câu. Cụ thể là:

  • Ngoặc kép (” “) – dùng để bao quanh lời nói được dẫn nguyên văn.
  • Dấu phẩy (,) – đặt trước phần lời nói trong ngoặc kép nếu câu không kết thúc tại đó.
  • Dấu chấm (.) / Dấu chấm hỏi (?) / Dấu chấm than (!) – đặt bên trong ngoặc kép nếu chúng là một phần của lời nói trích dẫn.

Ví dụ:

  • She whispered, “It’s colder than I expected”. (Cô ấy thì thầm: “Lạnh hơn mình tưởng đấy.”)
  •  “Where are you going?” he asked. (“Cậu đang đi đâu thế?” anh ấy hỏi.)
  •  “Hurry up!” Dad shouted. (“Nhanh lên!” Bố hét.)
Câu trực tiếp thường đi kèm các dấu câu riêng biệt để phân biệt đâu là phần trích dẫn với phần còn lại của câu
Câu trực tiếp thường đi kèm các dấu câu riêng biệt để phân biệt đâu là phần trích dẫn với phần còn lại của câu

Chức năng của câu trực tiếp

Cấu trúc kiểu trực tiếp có vai trò quan trọng trong giao tiếp, để truyền đạt lời nói nguyên văn của người khác một cách chính xác và sinh động. Dưới đây là những chức năng chính của câu trực tiếp:

Truyền đạt chính xác lời nói

Câu trực tiếp cho phép người nói/viết trích dẫn nguyên văn lời nói của ai đó, giữ nguyên ý nghĩa, ngữ điệu và cảm xúc của người nói.

Ví dụ: Emma said, “I’m so excited about the concert tonight!”. (Emma nói: “Tớ rất háo hức cho buổi hòa nhạc tối nay!”)

Truyền đạt lại nguyên vẹn giọng điệu và cảm xúc

Câu trực tiếp giúp người nghe hoặc người đọc cảm nhận được cách nói, sắc thái cảm xúc như giận dữ, vui vẻ, nghiêm túc,… của người nói khi đó.

Ví dụ: “Watch out!” Tom yelled as the car sped past. (“Cẩn thận!” Tom hét lên khi chiếc xe lao qua.)

Câu trực tiếp giúp người nghe cảm nhận rõ cảm xúc của người nói qua lời kể người truyền đạt lại
Câu trực tiếp giúp người nghe cảm nhận rõ cảm xúc của người nói qua lời kể người truyền đạt lại

>>Xem thêm:

  • Hướng dẫn cách chuyển câu trực tiếp thành câu gián tiếp
  • Tìm hiểu chức năng và cấu trúc của câu mệnh lệnh

Giúp câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn

Trong văn học, báo chí hoặc kể chuyện, câu trực tiếp giúp lời kể thêm phần sống động, chân thực và thu hút người đọc hơn.

Ví dụ: The old man sighed, “I haven’t seen the sea in twenty years”. (Ông lão thở dài: “Tôi đã hai mươi năm chưa được nhìn thấy biển”.)

Dùng để trích dẫn trong báo cáo, thảo luận hoặc phỏng vấn

Câu trực tiếp còn được sử dụng trong các bài viết báo chí, báo cáo, phỏng vấn,… để bảo đảm tính chính xác của thông tin đề cập tới.

Ví dụ: The manager stated, “Our company will launch the new product next month”. (Quản lý cho biết: “Công ty chúng tôi sẽ ra mắt sản phẩm mới vào tháng tới.”)

Trong báo chí, câu trực tiếp được sử dụng để trích dẫn, bảo đảm tính chính xác của thông tin đề cập tới
Trong báo chí, câu trực tiếp được sử dụng để trích dẫn, bảo đảm tính chính xác của thông tin đề cập tới

Cấu trúc của câu trực tiếp

Câu trực tiếp chia thành nhiều dạng với cấu trúc khác nhau tùy theo mục đích lời nói, giúp người dùng truyền đạt lời nói nguyên văn rõ ràng, chính xác. Cụ thể là:

Cấu trúc trực tiếp dạng câu khẳng định

  • Cấu trúc: Chủ ngữ + động từ nói (say, tell, reply,…) + “lời nói nguyên văn”.
  • Ví dụ: Lily said, “I’ll finish the project by next Monday”. (Lily nói: “Tôi sẽ hoàn thành dự án trước thứ Hai tuần tới”.)

Cấu trúc trực tiếp dạng câu hỏi

  • Câu hỏi cần giữ nguyên cấu trúc câu hỏi gốc và kết thúc bằng dấu hỏi trong ngoặc kép.
  • Cấu trúc: Chủ ngữ + động từ hỏi (ask, inquire, wonder,…) + “câu hỏi nguyên văn?”.
  • Ví dụ: Mark asked, “Have you received the invitation for the seminar?”. (Mark hỏi: “Bạn đã nhận được thư mời tham dự hội thảo chưa?”.)
Câu trực tiếp chia thành nhiều dạng để dễ truyền đạt nguyên văn lời nói rõ ràng, chính xác
Câu trực tiếp chia thành nhiều dạng để dễ truyền đạt nguyên văn lời nói rõ ràng, chính xác

Câu trực tiếp dạng câu mệnh lệnh/yêu cầu

  • Cấu trúc câu này cần giữ nguyên hình thức, kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm.
  • Cấu trúc: Chủ ngữ + động từ ra lệnh (order, command, request,…) + “câu mệnh lệnh hoặc yêu cầu!/.”
  • Ví dụ: 
  • The manager commanded, “Submit the report by 5 PM sharp!” (Quản lý ra lệnh: “Nộp báo cáo đúng 5 giờ chiều!”)
  • She requested, “Kindly send me the updated schedule.” (Cô ấy yêu cầu: “Làm ơn gửi cho tôi lịch trình cập nhật.”)
Cấu trúc trực tiếp dạng câu mệnh lệnh cần giữ nguyên hình thức, kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm
Cấu trúc trực tiếp dạng câu mệnh lệnh cần giữ nguyên hình thức, kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm

Cách phân biệt câu trực tiếp với câu gián tiếp trong tiếng Anh

Câu direct speech và câu gián tiếp (reported speech) đều dùng để thuật lại lời nói của người khác nhưng cách diễn đạt và ngữ pháp thì hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là mẹo giúp bạn phân biệt rõ hai loại câu này trong tiếng Anh:

Khác biệt về hình thức

Đặc điểm Câu trực tiếp Câu gián tiếp
Ngoặc kép Có sử dụng (“ ”) để bao lời nói gốc Không sử dụng ngoặc kép
Câu nói Giữ nguyên như khi người nói phát ngôn Thay đổi thì, đại từ, trạng từ
Ngữ điệu và cảm xúc Được giữ nguyên, rõ ràng Mất ngữ điệu gốc, mang tính tường thuật hơn
Dấu câu Dấu chấm, hỏi, than nằm trong ngoặc kép Dấu chấm đứng ở cuối câu

Về thì ngữ pháp

Câu gián tiếp thường yêu cầu lùi thì nếu động từ tường thuật (say, tell, report…) ở thì quá khứ.

Ví dụ

  • Câu trực tiếp: James said, “I can’t find my keys.” (James nói: “Tôi không tìm thấy chìa khóa của mình.”) => Câu gián tiếp: James said that he couldn’t find his keys. (James nói rằng anh ấy không tìm thấy chìa khóa của mình.)
  • Câu trực tiếp: Mia asked, “Are you joining the picnic tomorrow?” (Mia hỏi: “Bạn sẽ tham gia buổi picnic ngày mai chứ?”) => Câu gián tiếp: Mia asked if I was joining the picnic the next day. (Mia hỏi liệu tôi có tham gia buổi picnic vào hôm sau không.)
Sự khác biệt về cấu trúc ngữ pháp giữa câu trực tiếp với câu gián tiếp
Sự khác biệt về cấu trúc ngữ pháp giữa câu trực tiếp với câu gián tiếp

Cách dùng câu trực tiếp trong tiếng Anh

Loại câu này được dùng để truyền đạt nguyên văn lời nói hoặc suy nghĩ của người khác chính xác, giữ nguyên từ ngữ và ngữ điệu của câu nói gốc. Để dùng loại câu này hiệu quả, bạn cần ghi nhớ thời điểm và lưu ý sau khi dùng:

Thời điểm nên dùng câu trực tiếp

  • Khi bạn muốn nhấn mạnh lời nói gốc, giữ nguyên câu chữ người nói.
  • Khi thuật lại cuộc hội thoại, đối thoại.
  • Khi trích dẫn lời nói của ai đó trong văn bản, báo chí hoặc câu chuyện.
  • Khi diễn đạt cảm xúc, thái độ của người nói một cách sống động.

Cách dùng dấu câu trong câu trực tiếp

  • Dùng dấu ngoặc kép (“ ”) ngoài lời nói nguyên văn.
  • Dấu phẩy (,) thường dùng sau từ dẫn lời (say, ask, reply…) trước ngoặc kép hoặc trước lời dẫn ở cuối câu.
  • Dấu chấm (.), dấu hỏi (?), dấu chấm than (!) nằm bên trong ngoặc kép nếu thuộc về câu nói nguyên văn.
Khi dùng cấu trúc trực tiếp, hãy dùng dấu ngoặc kép (“ ”), dấu câu phù hợp
Khi dùng cấu trúc trực tiếp, hãy dùng dấu ngoặc kép (“ ”), dấu câu phù hợp

Một số lưu ý quan trọng khi dùng câu trực tiếp

  • Đặt dấu câu đúng vị trí: Dấu chấm, hỏi, than phải nằm trong ngoặc kép nếu thuộc lời nói trực tiếp. 

Ví dụ: “Please come early,” she said. “Are you coming?” he asked.

  • Nếu câu trực tiếp nói về người khác hoặc thời gian khác, rong câu trực tiếp thì giữ nguyên như bản gốc.
  • Câu trực tiếp không thay đổi thì, không lùi thì như câu gián tiếp.
  • Khi lời dẫn ở đầu câu, thường đặt dấu phẩy trước ngoặc kép. Nếu lời dẫn ở cuối câu thì lời nói kết thúc bằng dấu phẩy (nếu không phải câu hỏi hay câu cảm thán).

Ví dụ:

  • Mia whispered, “The secret recipe is hidden in the old cookbook.” (Mia thì thầm: “Công thức bí mật được giấu trong quyển sách nấu ăn cũ.”)
  • Dad said, “Never forget to lock the door before you leave.” (Bố nói: “Đừng bao giờ quên khóa cửa trước khi đi ra ngoài.”)
  • She exclaimed, “What a beautiful sunset we have today!” (Cô ấy thốt lên: “Hôm nay hoàng hôn đẹp quá!”)
Sử dụng câu trực tiếp cần chú ý dấu câu, không cần thay đổi thì, lùi thì như câu gián tiếp
Sử dụng câu trực tiếp cần chú ý dấu câu, không cần thay đổi thì, lùi thì như câu gián tiếp

Các lỗi thường gặp khi dùng câu trực tiếp

Khi dùng câu trực tiếp, banj cần chú ý đặc biệt đến dấu câu, cách viết hoa, dùng thì và đại từ đúng ngữ cảnh,… để tránh các sai sót về ngữ pháp, khiến câu thêm khó hiểu. Dưới đây là những lỗi nhiều người mắc phải khi dùng cấu trúc trực tiếp trong tiếng Anh:

  • Bỏ ngoặc kép, đặt sai vị trí ngoặc kép: Việc quên đặt ngoặc kép hoặc đặt sai chỗ khiến câu không rõ ràng, sai về ngữ pháp, mất nghĩa lời nói nguyên văn.

Ví dụ: She said I’m coming soon. => Sửa lại: She said, “I’m coming soon.”

  • Sai vị trí dấu câu: Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hỏi không được đặt đúng chỗ trong câu trực tiếp.

Ví dụ: He asked “Where is the library?”. => Sửa lại: He asked, “Where is the library?”

  • Quên dùng dấu phẩy sau động từ dẫn lời: Sau các động từ như said, asked, replied… cần có dấu phẩy nếu lời dẫn đứng trước câu trực tiếp.

Ví dụ: Anna said “I will come tomorrow.” => Anna said, “I will come tomorrow.”

  • Sai khi viết chữ cái đầu trong câu trực tiếp: Câu hoàn chỉnh cần viết hoa chữ cái đầu tiên trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ: He said, “i am very tired.” => He said, “I am very tired.”

  • Dùng thì sai trong câu trực tiếp: Không cần lùi thì, giữ nguyên thì gốc trong câu.

Ví dụ: He said, “I’m watching that movie tonight.” => He says, “I’m watching that movie tonight.”

  • Không chuyển đại từ/trạng từ: Khi trích dẫn lời người khác, đại từ và trạng từ phải phù hợp với ngữ cảnh người nói và thời gian.

Ví dụ: Mom said, “You will clean your room yesterday.” => Mom said, “You will clean your room tomorrow.” 

Không cần lùi thì với nội dung câu trực tiếp mà giữ nguyên thì
Không cần lùi thì với nội dung câu trực tiếp mà giữ nguyên thì

Nắm vững cấu trúc, cách sử dụng câu trực tiếp sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng loại câu này trong cả nói lẫn viết, từ đó thể hiện nội dung cần kể, thuật lại tự nhiên và chính xác hơn. Hãy luyện tập thường xuyên và chú ý đến ngữ cảnh sử dụng để biến loại câu này thành công cụ diễn đạt hiệu quả và linh hoạt trong mọi tình huống giao tiếp. Bạn còn điều gì thắc mắc, muốn giải đáp về ngôn ngữ tiếng Anh, hãy liên hệ với Edulife để được hỗ trợ chi tiết hơn nhé!

Đánh giá bài viết post
Hà Trần
Hà Trần

Chào các bạn. Mình là Hà Trần. Hiện là tác giả các bài viết tại website Edulife.com.vn. Mình sinh năm 1989 và lớn lên tại Hà Nội. Với 1 niềm đam mê mãnh liệt và nhiệt huyết với Tiếng Anh, rất mong có thể chia sẻ và truyền đạt được những kiến thức bổ ích dành cho bạn.

Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết gần đây
  • Cách dùng và lưu ý khi dùng cấu trúc Despite
  • Tổng kết kiến thức về cấu trúc Had better
  • Cách dùng cấu trúc Unless và một số lỗi thường gặp
  • Cách dùng chi tiết các cấu trúc Remember
  • Tổng hợp kiến thức về cấu trúc Find giúp bạn sử dụng chính xác
  • Phân biệt cấu trúc When, While và cách dùng đúng
edulife
Facebook Youtube

Hà Nội

  • CS1: Số 15 ngõ 167 Tây Sơn, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • 1800 6581
  • phongdaotao@edulife.com.vn

Đà Nẵng

  • CS2: Số 72 đường Nguyễn Văn Linh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • 1800 6581
  • phongdaotao@edulife.com.vn

Hồ Chí Minh

  • CS3: Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
  • CS4: Số 11 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
  • 1800 6581

Dịch vụ

  • Chứng chỉ tiếng anh
  • Chứng chỉ Vstep
  • Chứng chỉ tiếng anh A2
  • Chứng chỉ tiếng anh B1
  • Chứng chỉ tiếng anh B2
  • Chứng chỉ Aptis
  • Chứng chỉ tin học

Lịch làm việc

  • Tư vấn 24/24
  • Nhận hồ sơ: 08:00 - 17:30
  • Lịch thi các trường
  • Lịch thi
  • Lịch khai giảng

Về Edulife

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
  • Chính sách học viên
  • Tham gia Group Hỗ trợ từ Edulife
DMCA.com Protection Status
✖
Tải tài liệu
Vui lòng nhập mã theo hướng dẫn trên và nhập vào đây để tải tài liệu.

  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Về EduLife
    • Đội ngũ giáo viên
    • Tác giả Hà Trần Edulife
    • Tuyển dụng
  • ĐĂNG KÝ HỌC
    • Ôn thi VSTEP
    • Ôn thi APTIS ESOL
    • Ôn thi TIN HỌC
    • Lịch thi
    • Lịch khai giảng
  • KIẾN THỨC VSTEP
    • Kiến thức A1 – A2
    • Kiến thức B1 – B2
    • Kiến thức C1 – C2
  • KIẾN THỨC APTIS
  • LIÊN HỆ

© Edulife

wpDiscuz
096.999.8170
Miền Bắc
0989.880.545
Miền Trung
0989.880.545
Miền Nam
chat
Phòng Tuyển Sinh
Hotline: 18006581Hotline: 0988.388.972Hotline: 0362.555.023

Xin chào! Bạn có cần chúng tôi hỗ trợ gì không, đừng ngại hãy đặt câu hỏi để được tư vấn ngay

Vui lòng chọn khu vực thi của bạn và điền thông tin để bắt đầu nhận tư vấn