Trong suốt thời gian qua chúng ta vẫn hoang mang với thông tin Văn bằng 2 tiếng Anh đại học Đông Đô cấp bằng không qua đào tạo. Vậy thực hư về vấn đề này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé!
Văn bằng 2 tiếng Anh đại học Đông Đô cấp không qua đào tạo
Theo các chuyên gia thì phôi văn bằng 2 tiếng Anh đại học Đông Đô là thật nên không thể phát hiện là văn bằng không được cấp đúng quy định. Theo thống kê, Trường Đại học Đông Đô cấp bằng cử nhân ngôn ngữ Anh cho tổng 626 trường hợp thì chỉ có 216 trường hợp có thông tin xác minh. Trong số 216 trường hợp có tới 193 trường hợp được cấp bằng không qua đào tạo hoặc không đủ điều kiện để cấp bằng trong giai đoạn từ tháng 5/2018 đến tháng 3/2019.
Đối với 193 trường hợp Trường Đại học Đông Đô cấp bằng giả thì có 60 người sử dụng bằng giả, trong đó có 55 người sử dụng để nộp hồ sơ xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ, 1 người sử dụng để nâng ngạch chuyên viên, 1 người thi công chức, 2 người khai vào hồ sơ cán bộ, 1 người nộp hồ sơ thạc sĩ.

Trong số 55 người sử dụng văn bằng để hoàn thiện hồ sơ tiến sĩ, thì hiện tại có tới hơn 20 trường đại học trên cả nước sử dụng bằng giả văn bằng 2 tiếng Anh của đại học Đông Đô như:
- Đại học quốc gia Hà Nội 5 trường hợp
- Đại học sư phạm Hà Nội 8 trường hợp.
- Học viện Báo Chí và Tuyên truyền 4 trường hợp
- Đại học Huế có 4 trường hợp
- Học viện khoa học xã hội 11 trường hợp.
Những lớp học “ma”
Theo chia sẻ của một số chuyên gia thì trường Đại học Đông Đô có những lớp học thật để che mắt cho những lớp học “ảo” nhằm đáp ứng đủ tiêu chuẩn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Văn bằng 2 ngành tiếng Anh có vai trò rất quan trọng đối với đội ngũ giảng viên các trường ĐH tại Việt Nam. Đây là tiêu chuẩn học thạc sĩ, tiến sĩ, làm phó giáo sư, giáo sư. Các chứng chỉ ngoại ngữ chỉ có giá trị sử dụng trong vòng 2 năm, còn bằng tốt nghiệp ĐH có giá trị vĩnh viễn. Chính vì lẽ đó mà rất nhiều người đã đăng ký học văn bằng 2.
Bộ GD&ĐT khẳng định không buông lỏng quản lý
Ngay sau khi nhận thấy dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc cấp văn bằng 2 tiếng Anh của Đại học Đông Đô, Bộ GD&ĐT đã gửi công văn đến Bộ Công An yêu cầu đề nghị điều tra, làm rõ thông tin vụ việc có giải pháp mạnh để đảm bảo an ninh văn hóa, giáo dục.
Đồng thời cơ quan điều tra mới ra kết luận điều tra vi phạm pháp luật của Đại học Đông Đô mà vẫn chưa có kết luận cụ thể. Sau khi cơ quan điều tra có kết luận chính thức, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét cụ thể trách nhiệm đối với những đơn vị, những cá nhân có liên quan đến vụ việc nếu có sai sót, vi phạm.
Trả hồ sơ, yêu cầu làm rõ các vấn đề
Cơ quan điều tra đã thu giữ 67 văn bằng gốc và yêu cầu tiếp tục thu hồi 126 văn bằng còn lại. Với 60 trường hợp sử dụng bằng giả mới phát hiện 25 trường hợp trong đó 22 người rút hồ sơ dừng học, 3 trường hợp xin thôi học thạc sĩ.
Viện Kiểm Sát yêu cầu làm rõ 35 trường hợp còn lại sử dụng bằng giả nhằm mục đích gì, đề nghị cơ quan thẩm quyền xử lý hậu quả 60 trường hợp sử dụng bằng giả để thi tuyển công chức, bảo vệ luận văn thạc sĩ, tiến sĩ.

Tại sao đại học Đông Đô văn bằng 2 tiếng Anh lại đắt hàng?
Trường Đại học Đông Đô không phải trường đào tạo ngoại ngữ hàng đầu tại Việt Nam. Chưa kể đến những bê bối trong tuyển sinh đào tạo của trường từ những năm 2000 đã làm giảm đi uy tín của nhà trường. Vậy nhưng lý do tại sao học văn bằng 2 tiếng Anh Đại học Đông Đô lại trở nên “đắt hàng” đến vậy?
Trong số danh sách 3 lớp được cấp văn bằng 2 ngôn ngữ Anh mà Đại học Đông Đô tuyển sinh năm 2017, 2018 và 2019, phần nhiều học viên đang công tác tại các trường đại học danh tiếng, những trường đào tạo ngoại ngữ hàng đầu. Do nhu cầu của rất nhiều người vì không có thời gian theo học, hoặc vì mục đích thăng tiến nào đó mà bỏ qua những hậu quả pháp lý để được cấp bằng.
Hậu quả pháp lý khi cấp và sử dụng văn bằng 2 tiếng Anh giả
Sử dụng văn bằng 2 tiếng Anh của ĐH Đông Đô: Tiến sĩ cũng sẽ bị thu bằng
Theo quan điểm của Bộ GD&ĐT, kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng văn bằng được cấp sai quy định. Đồng thời thu hồi và hủy bỏ những văn bằng này. Không trừ trường hợp ngoại lệ nào.
Các chuyên gia cũng cho rằng việc xử lý người sử dụng bằng giả tiếng Anh của Đại học Đông Đô cần tùy theo thời điểm sử dụng, mức độ hành vi thực và hậu quả gây ra mà xem xét trách nhiệm hành sự hoặc xử lý hành chính. Theo như chia sẻ của một số Luật sư cho biết thì chia làm ba nhóm đối tượng:
Thứ nhất, những người không thi tuyển, không tham gia học nhưng có bằng: Đồng nghĩa với việc mua bằng. Giả về hình thức là con dấu, chữ ký, phôi bằng đều giả và đương nhiên không có giá trị. Giả về nội dung tức là phôi bằng thật nhưng người học bỏ tiền ra mua mà có được, bằng này không ghi nhận trình độ của họ. Trong trường hợp các cán bộ công chức nếu dùng bằng giả sẽ bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc; người biết bằng giả vẫn sử dụng vào mục đích trái pháp luật sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nhóm thứ hai, người học thật thi thật và nhận bằng: Nhóm đối tượng này là nạn nhân của trường Đại học Đông Đô.
Nhóm thứ ba, thi thật nhưng chưa được cấp bằng: Theo kết luận điều tra, Đại học Đông Đô đã tuyển được hơn 3.000 người, thu lợi hơn 24 tỷ đồng. Đây là nhóm nạn nhân rất lớn, dựa vào thông tin tuyển sinh của nhà trường và giới thiệu của trung tâm liên kết để nộp hồ sơ, thi tuyển. Số tiền trường thu được của nhóm nạn nhân này rất lớn, phải có kế hoạch trả lại học viên. Nếu không, cần xem xét tội danh khác là lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những bị can tổ chức mua bán bằng giả
Danh sách bị can bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong vụ cấp bằng giả tại Đại học Đông Đô gồm: Dương Văn Hòa (cựu hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô), Trần Kim Oanh (cựu phó hiệu trưởng), Lê Ngọc Hà (phó hiệu trưởng), Trần Ngọc Quang (phó trưởng phòng quản lý đào tạo và quản lý sinh viên) và 6 bị can khác. Các bị can bị đề nghị truy tố về tội danh Giả mạo trong công tác, liên quan đến 203 trường hợp đã được Đại học Đông Đô cấp bằng giả.
Lời khuyên cho các bạn có ý định học văn bằng 2
Từ những hậu quả trong việc mua bán bằng giả của Đại học Đông Đô, chúng tôi khuyên các bạn hãy lựa chọn cho mình một đơn vị đào tạo ngoại ngữ, đào tạo văn bằng 2 uy tín. Trong quá học hãy tìm hiểu thật kỹ đề án tuyển sinh của trường, theo học đầy đủ tránh tình trạng như đại học Đông Đô cấp văn bằng 2 tiếng Anh. Bản thân người sử dụng bằng giả khi bị phát hiện các bạn sẽ mất uy tín, mất việc, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thông qua bài viết này việc cấp văn bằng 2 tiếng Anh đại học Đông Đô đã được cơ quan điều tra kiến nghị cơ quan chủ quản của các cá nhân sử dụng bằng giả xử lý sai phạm, thu hồi, khắc phục hậu quả theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.