Trong danh sách các đơn vị được phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng anh Vstep, chỉ có Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN là còn tổ chức kỳ thi trên máy tính. Do đó, học viên cần chuẩn bị tâm lý và làm quen với kỳ thi Vstep trên máy tính.
Đối với giao diện đề thi và các thao tác làm bài thi, học viên vui lòng tham khảo hướng dẫn TẠI ĐÂY
Sau đây là hướng dẫn giải một số đề thi theo định dạng bài thi tiếng anh Vstep đã được đội ngũ giảng viên tại Edulife giải đề và tổng hợp lại cách làm cho từng phần thi, mời quý học viên tham khảo:
Kỹ năng làm bài Nghe – Listening
Việc nắm nội dung câu hỏi, các lựa chọn và ghi nhớ đóng vai trò quan trọng trong khi thi. Sau mỗi phần thi sẽ có khoảng thời gian trống kèm theo thời gian đoạn ghi âm phát hướng dẫn cho phần thi tiếp theo, thí sinh tận dụng những khoảng thời gian này để đọc và nghiên cứu câu hỏi tiếp theo. Không chờ đợi hướng dẫn đọc rồi mới đọc.
Dạng bài short announcements/instructions
- Bước 1: Đọc kỹ câu hỏi và các lựa chọn
- Bước 2: Gạch chân keywords
- Bước 3: Tập trung nghe và lựa chọn đáp án.
Dạng bài conversations
- Bước 1: Đọc đề và xác định người tham gia hội thoại.
- Bước 2: Đọc câu hỏi và các lựa chọn
- Bước 3: Gạch chân / khoanh tròn keywords
- Bước 4: Tập trung nghe và chọn đáp án
Dạng bài talks/ lectures
- Bước 1: Đọc hướng dẫn
- Bước 2: Đọc câu hỏi và các lựa chọn
- Bước 3: Gạch chân keywords
- Bước 4: Nghe và lựa chọn câu trả lời
Kỹ năng làm bài Đọc – Reading
1/ Không dành quá nhiều thời gian đọc đoạn văn đó
2/ Đọc thẳng vào các câu hỏi để gạch chân từ khóa quan trọng (key words). Sau đó xác định xem câu hỏi thuộc loại nào,
Mỗi loại câu hỏi có cách trả lời riêng. Tìm phần bài có liên quan đến câu hỏi
VD: Đối với loại câu hỏi tìm ý chính trong bài thì nên đọc câu đầu tiên mỗi đoạn văn.
Đối với câu hỏi chi tiết thì cần tìm từ khóa quan trọng ( keywords), lướt nhanh tìm ra đoạn, câu, từ liên quan có trong bài
3/ Đọc kĩ phần bài có thông tin liên quan. Đáp án có thể nằm ngay trong chính câu đó, câu trước hoặc câu sau có từ khóa
cơ bản đó (keywords) đó
4/ Chọn đáp án đúng nhất trong 4 đáp án. Có thể dùng phương pháp loại trừ để tìm ra đáp án tốt nhất
5/ Không bỏ câu hỏi mà không chọn đáp án.Nếu không chắc đáp án nào đúng thì chọn một phương án cho là đúng nhất.
- Đọc lướt qua để lấy ý
- Có thể làm loại câu hỏi main idea , câu hỏi dạng suy luận cuối cùng để tiết kiệm thời gian. Nên làm dạng câu hỏi có thông tin chi tiết trong bài trước. Đọc toàn bộ câu hỏi trong bài đọc (khoảng 10 câu cho mỗi bài đọc). Gạch chân từ quan trọng trong các câu hỏi
- Đọc toàn bộ câu hỏi trong bài đọc (khoảng 10 câu cho mỗi bài đọc). Gạch chân từ quan trọng trong các câu hỏi
- Quay lại đối chiếu , loại trừ đáp án sai
Các dạng câu hỏi cụ thể:
- Câu hỏi 1: Tìm ý chính của bài đọc (Main idea)
- Câu hỏi 2: Xác định mục đích của bài (Purpose)
- Câu hỏi 3: Nhận diện cách tổ chức ý tưởng hoặc bố cục chung hoặc thái độ (general
- organization or attitude)
- Câu hỏi 4: Xác định thông tin được nêu trong bài (Stated detail)
- Câu hỏi 5: Xác định thông tin không được nêu trong bài (Unstated details)
- Câu hỏi 6: Xác định thông tin này đã được đề cập ở đâu trong bài (Where questions)
- Câu hỏi 7: Suy luận, tìm hàm ý (Inference)
- Câu hỏi 8: Tìm từ hoặc cụm từ được nói đến hoặc quy chiếu đến (Reference)
- Câu hỏi 9: Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa (Vocabulary)
- Câu hỏi 10: Câu hỏi liên quan đến giọng điệu, mục đích, và khóa học
Kỹ năng làm bài Viết – Writing
Trước khi bắt đầu viết, hãy đọc kỹ đề bài, ghi ra các câu hỏi và vạch ra các câu trả lời dưới dạng các cụm từ. Tránh viết câu hoàn chỉnh gây mất thời gian.
TASK 2 – WRITE LETTER
1/ THƯ MỜI
- Thư thuộc loại thư mời
- Phần lớn thư thuộc loại informal (thân mật)
Cấu trúc bài viết thư mời:
Lời chào: Dear Name/Mr. /Mrs. (nếu biết rõ tên) hoặc Dear Sir/Madam/Sir or Madam/Department (nếu không có thông tin cụ thể)
Mở bài: Gửi lời chào và lời mời
- Lovely to hear from you: Rất vui khi nhận được tin tức từ bạn.
- How are you?: Bạn khỏe không?- thư thân mật
- How are things?: Mọi việc thế nào?
- Hope you’re well: Tôi hi vọng bạn khỏe.
- I’m so pleased/glad to hear that…: Tôi rất vui khi biết rằng…
- It’s great to hear that…: Thật vui khi biết rằng…
- I sincerely invite you to…: Tôi chân thành mời bạn tới…
- I would like to invite you to come to my house
- I would like to ask you to come …: Tôi muốn mời bạn tới…
Thân bài: Nêu thông tin chi tiết về lời mời
- We are planning to…: Chúng tôi đang định…
- On (date), at (time), I plan to have…: Vào (ngày), vào lúc (giờ), tôi dự định có…
- The party will take place at (time), on (date), at/in (place): Bữa tiệc sẽ diễn ra vào lúc (giờ), vào (ngày), tại (địa điểm).
Kết bài: Nhắc nhở chấp nhận lời mời và gửi lời cảm ơn
- Please accept my invitation: Hãy chấp nhận lời mời của tôi.
- We would be very happy if you could come to join us: Chúng tôi sẽ rất hạnh phúc nếu bạn có thể tới tham gia với chúng tôi.
- I should be cheerful if you could come to…: Tôi sẽ rất vui nếu bạn có thể tới…
- I look forward to your arrival/ attending: Tôi mong sự ghé thăm/sự tham dự của bạn.
Kết thúc: Yours faithfully, (Kính thư) nếu chưa quen biết người nhận, Yours sincerely, (Kính thư) nếu đã quen biết người nhận. Ngoài ra, có thể dùng Yours truly, Yours respectfully, (Kính thư) hoặc All the best, Best wishes, Best regards, (Chúc mọi điều tốt lành)
Ký tên: Ko kí tên thật vì là đi thi.
2/ THƯ CẢM ƠN
- Thư viết với mục đích cảm ơn
- Thư có thể thuộc loại formal (trang trọng) hoặc informal (thân mật)
Cấu trúc bài viết thư cảm ơn:
Lời chào: Dear Name/Mr. /Mrs. (nếu biết rõ tên) hoặc Dear Sir/Madam/Sir or Madam/Department (nếu không có thông tin cụ thể)
Mở bài: Giới thiệu mục đích viết thư (cảm ơn ai, về cái gì)
- I am writing this letter to extend my sincere thanks to…: Tôi viết bức thư này để biểu lộ lòng chân thành cảm ơn của tôi đến…
- I am writing these few lines to express my sincere thanks to…: Tôi viết vài dòng để thể hiện lòng cảm ơn chân thành đến…
Thân bài:
Lí do bạn viết thư:
- I am writing this letter to thank you for…: Tôi viết lá thư này để cảm ơn bạn vì…
- How considerate and wonderful of you to remember my birthday. I will cherish this memory forever: Bạn thật là chu đáo và tuyệt vời khi nhớ tới ngày sinh nhật của mình. Mình sẽ nhớ mãi kỉ niệm này.
- This letter is to express my thanks and appreciation for…: Tôi viết lá thư này để biểu lộ lòng biết ơn của tôi vì…
- This is to thank you for…: Lá thư này để cảm ơn bạn đã…
Hãy nói lên những cảm nhận cá nhân của bạn về lý do để cảm ơn:
- I was especially pleased to…: Tôi đặc biệt rất hân hạnh để…
- It made me happy to…: Nó khiến tôi rất hạnh phúc để…
- I really appreciate your gift/assistance…: Tôi thực sự cảm kích khi nhận được món quà/sự giúp đỡ của bạn.
- I don’t know how to return your favor: Tôi không biết làm thế nào để báo đáp bạn.
Kết bài: Nhắc lại lời cảm ơn
- Again with my thanks for your hospitality: Một lần nữa cảm ơn vì sự đón tiếp nồng hậu của bạn.
- Please have no hesitation in writing to me should you want me to do something for you in Vietnam: Đừng ngại ngần viết cho tôi nếu bạn muốn tôi làm điều gì đó cho bạn khi bạn ở Việt Nam.
- If you need anything in your study, please let me know: Nếu bạn cần gì trong học tập hãy cho tôi biết.
- I hope you will give me the chance to return your kindness: Tôi hi vọng rằng bạn sẽ cho tôi cơ hội báo đáp lòng tốt của bạn.
Kết thúc: Yours faithfully, (Kính thư) nếu chưa quen biết người nhận, Yours sincerely, (Kính thư) nếu đã quen biết người nhận. Ngoài ra, có thể dùng Yours truly, Yours respectfully, (Kính thư) hoặc All the best, Best wishes, Best regards, (Chúc mọi điều tốt lành)
Ký tên
TASK 2 – WRITE AN ESSAY
Cấu trúc một bài viết luận:
Introduction (Mở bài)- 40 từ
- General statements: Giới thiệu chung về chủ đề
- Thesis statement: Trả lời câu hỏi đề bài
Main body (Thân bài)- 2,3 đoạn
Đưa ra các lập luận giải quyết yêu cầu đề bài. Mỗi lập luận viết thành một đoạn sử dụng lí do và ví dụ cụ thể để minh họa. Nên viết từ 2 đến 3 đoạn trong phần thân bài.
- Paragraph 1: Topic sentence- Supportive ideas- Examples- 85 từ
- Paragraph 2- 85 từ
Conclusion (Kết bài)- 45 từ
Kết luận thường bao gồm 2 phần: Tóm tắt các ý chính và đưa ra nhận xét hoặc ý kiến cá nhân.
- Summary of main points
- Comments/ Predictions/ opinions
Kỹ năng làm bài Nói – Speaking
Phần 1: SOCIAL INTERACTION
- Hãy chọn chủ đề mình tự tin hơn và trả lời đầy đủ cả ba câu hỏi.
- Khi trả lời, chú ý mở rộng, đừng chỉ gói gọn trong một câu.
- Lý tưởng nhất, cho mỗi câu hỏi, hãy trả lời với ÍT NHẤT ba câu.
Phần 2: SOLUTION DISCUSSION
- Cần nêu rõ giải pháp nào được chọn ngay từ đầu.
- Trình bày ít nhất 02 lý do tại sao lại chọn giải pháp nào đó là tốt nhất, kèm theo giải thích hoặc ví dụ.
- NHỚ trình bày lý do tại sao không chọn 02 giải pháp còn lại. Chỉ cần nói ngắn gọn là được.
Phần 3: TOPIC DEVELOPMENT
- KHÔNG nên trả lời câu hỏi ngay vì các câu hỏi cho sẵn đó là follow-up, nghĩa là chỉ trả lời sau khi phát triển bài nói xong.
- NÊN nhìn vào sơ đồ tư duy được cho và trình bày về chủ đề, nhớ rằng đây là phần trọng tâm.
- Có thể sử dụng gợi ý được cho và/hoặc ý tưởng của riêng mình. KHÔNG nhất thiết phải nói hết cả 03 ý được cho. KHÔNG nhất thiết phải bắt buộc có ý tưởng của riêng mình.
Để xem các hướng dẫn giải đề thi tiếng anh Vstep chi tiết hơn, học viên vui lòng liên hệ với Edulife để được hỗ trợ!
Văn phòng tuyển sinh Edulife
- Hà Nội: Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội – Hotline: 096.999.8170
- TP.HCM: Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Quận 10, TPHCM – Hotline: 0989.880.545
Email: phongdaotao@edulife.com.vn